nghe tiep thuc

Tìm Hiểu Nhân Viên Tiếp Thực Là Làm Gì Trong Nhà Hàng

Bạn chắc hẳn đã từng nghe đến nhân viên tiếp thực, thế nhưng bạn đã thực sự biết tiếp thực là gì và nhân viên tiếp thực là làm gì hay không? Hiểu được điều đó cho nên với bài viết này hy vọng có thể cung cấp đến bạn một số thông tin nhằm giải đáp những thắc mắc ở trên.

Tiếp thực là một bộ phận không còn quá xa lạ đối với những ai đã và đang làm việc ở nhà hàng. Tiếp thực được xem là một trong những bộ phận quan trọng giúp quá trình vận hành của khách sạn được diễn ra tốt đẹp. Ngoài ra, tiếp thực còn giúp hỗ trợ những bộ phận khác trong quá trình phục vụ khách hàng, nhất là ở những nhà hàng, khách sạn lớn.

Tiếp thực là gì?

Trước khi tìm hiểu nhân viên tiếp thực là làm gì thì chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm tiếp thực là gì? Hiểu một cách đơn giản, bộ phận tiếp thực là bộ phận trung gian giữa nhân viên phục vụ và bếp. Nhân viên tiếp thực có nhiệm vụ nhận order từ nhân viên phục vụ đưa vào bếp cũng như chuyển thức ăn đã được bếp thực hiện đến khu vực phục vụ. Ngoài ra, nhân viên tiếp thực còn có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên phục vụ setup dụng cụ phục vụ, giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc cùng nhiều công việc khác nhằm đảm bảo cho bữa ăn của khách hàng được diễn ra trọn vẹn nhất. Từ đó nâng cao hình ảnh, thương hiệu của khách sạn, nhà hàng mình đang làm việc.

Công việc của nhân viên tiếp thực

Một nhân viên tiếp thực thường sẽ có những công việc cụ thể như sau:

  1. Chuẩn bị gia vị ăn kèm của mỗi món ăn

Các món ăn thường sẽ có những gia vị ăn kèm riêng của nó và nhiệm vụ của nhân viên tiếp thực chính là chuẩn bị sẵn những gia vị này nhằm tiết kiệm thời gian trong quá trình phục vụ khách. Một số gia vị thường có như các loại nước chấm, nước sốt,… được pha theo đúng tỷ lệ riêng của nhà hàng và nhân viên tiếp thực nên nhờ bộ phận bếp nếm thử trước khi đưa ra phục vụ cho khách. Ngoài chuẩn bị, nhân viên tiếp thực cũng có nhiệm vụ bảo quản gia vị theo quy định, nhằm đảm bảo chất lượng của những gia vị đó.

  • Tiếp nhận order món ăn từ nhân viên phục vụ và chuyển vào bộ phận bếp

Trước khi chuyển order từ nhân viên phục vụ vào bếp, nhân viên tiếp thực cần kiểm tra và xác nhận thông tin order từ nhân viên phục vụ, nhằm đảm bảo có đủ thông tin để bếp thực hiện như số lượng, ghi chú,…

  • Chuyển thức ăn từ bếp đến khu vực phục vụ

Nhân viên tiếp thực cần kiểm tra chất lượng món ăn trước khi phục vụ khách hàng, ngoài ra bổ sung các gia vị đi kèm đúng với yêu cầu món ăn đó. Trong quá trình vận chuyển cần khéo léo, cẩn thận nhằm giữ được hương vị, cách trang trí ban đầu của món ăn. Bên cạnh đó, thông báo với nhân viên phục vụ được biết để họ tiến hành phục vụ. Có một lưu ý chính là cần đảm bảo đặt món ăn đúng bàn, đúng thứ tự gọi món.

  • Nắm bắt thông tin các món ăn

Việc nắm bắt thông tin các món ăn (nguyên liệu, cách chế biến, gia vị ăn kèm,…) để có thể trả lời cho khách hàng khi được hỏi. Nếu cảm thấy phân vân với câu trả lời, hãy xác nhận thông tin với bộ phận bếp trước khi giải đáp với khách hàng.

  • Kiểm tra lại hộp đựng thức ăn mang về của khách hàng, đảm bảo đúng món ăn, đầy đủ gia vị ăn kèm,…

Phần thức ăn mang về cũng là trường hợp dễ xảy ra sai sót. Nhân viên tiếp thực cần kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn rằng bếp đã chuẩn bị đúng món ăn, số lượng mà khách yêu cầu. Bên cạnh đó cần thêm đầy đủ các gia vị ăn kèm và cuối cùng, kiểm tra hộp đựng có chắc chắn chưa, đảm bảo thức ăn sẽ không bị đổ ra ngoài trong quá trình vận chuyển.

  • Giữ gìn vệ sinh khu vực ra món

Sắp xếp các dụng cụ đúng vị trí, dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc của mình.

  • Hỗ trợ các bộ phận khác nhằm mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất

Hỗ trợ bộ phận phục vụ chuẩn bị bàn ghế, các dụng cụ khi khách cần. Hỗ trợ bộ phận vệ sinh dọn dẹp, lau sàn nếu khách vô tình làm rơi, rớt thức ăn. Cùng nhiều công việc khác trong quá trình làm việc.

  • Thực hiện các công việc khác theo sự sắp xếp của giám sát, trưởng bộ phận.

Trong quá trình làm việc sẽ có thêm những công việc phát sinh mà giám sát., trưởng bộ phận có thể yêu cầu. Bạn cần thực hiện những công việc này trong khả năng, phù hợp với quy định của công ty.

Công việc của nhân viên tiếp thực nói khó khăn cũng không hẳn là khó khăn nhưng nói đơn giản cũng không phải là đúng. Việc nắm rõ các yêu cầu công việc sẽ giúp quá trình tạo cv xin việc làm của bạn được tốt hơn và sau một thời gian được nhận và làm việc, nếu kinh nghiệm được tích lũy cùng khả năng phát triển, bạn có thể được đề bạt lên những vị trí cao hơn.

Trên đây là một số thông tin về công việc của nhân viên tiếp thực là làm gì. Hy vọng có thể giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất đối với công việc này.

Lợi Nhuận Biên Là Gì? Công Thức Tính Lợi Nhuận Biên

Khi các doanh nghiệp kinh doanh thì điều quan tâm hàng đầu đó chính là lợi nhuận thu về. Là một nhân viên của công ty hay người đứng đầu thì bạn cũng cần có được kiến thức vững vàng về doanh thu, lợi nhuận. Vậy bạn có biết lợi nhuận biên là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

  1. Khái niệm lợi nhuận biên

Lợi nhuận biên là lợi nhuận mà công ty, tổ chức có được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Doanh thu biên là doanh thu tăng thêm mà doanh nghiệp hay cá nhân kiếm được khi tăng chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Lợi nhuận biên chính là phần chênh lệch của doanh thu biên và chi phí biên.

  • Đặc điểm của lợi nhuận biên

Khác với lợi nhuận trung bình, lợi nhuận ròng và các lợi nhuận khác, lợi nhuận biên giúp doanh nghiệp đo lường và biết có bao nhiêu tiền được tạo ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Lợi nhuận biên chịu ảnh hưởng từ quy mô sản xuất của công ty vì cơ cấu chi phí cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi và tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế mà lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm khi sản xuất tăng mạnh. Lợi nhuận biên tăng khi quy mô sản xuất tăng mạnh sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh theo quy mô.

Tại một điểm nào đó nhất định khi lợi nhuận biên sẽ bằng 0 và giảm xuống còn âm (<0 ) tức là các công ty sẽ có tính phi kinh tế theo quy mô, do đó các công ty đều có xu hướng gia tăng sản xuất cho đến khi chi phí biên bằng với doanh thu biên, đó là khi lợi nhuận biên bằng 0.

Nếu một tổ chức hoặc cá nhân rơi vào tình trạng lợi nhuận biên chuyển sang âm thì ban lãnh đạo của công ty có thể quyết định lựa chọn các phương án như: thu hẹp quy mô sản xuất, tạm thời ngừng sản xuất hoặc dừng toàn bộ việc kinh doanh nếu như lợi nhuận không dương.

  • Công thức tính lợi nhuận biên

Ta có công thức tính lợi nhuận biên như sau:

Lợi nhuận biên (MP)  = Doanh thu biên (MR) – Chi phí biên (MC)

Theo lý thuyết kinh tế vi mô hiện đại, các công ty cạnh tranh với nhau sẽ có xu hướng sản xuất sản phẩm cho đến lúc chi phí biên bằng doanh thu biên (MC= MR) nghĩa là nhà sản xuất có lợi nhuận bằng 0.

Trên thực tế, trong cạnh tranh hoàn hảo, không có lợi nhuận biên vì các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ luôn đẩy giá bán xuống chi phí biên và công ty còn tiếp tục hoạt động cho đến khi doanh thu biên bằng chi phí biên, do đó MC = MR = P (Giá). Nếu một công ty không thể cạnh tranh về chi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ ở mức lợi nhuận biên âm (<0) thì công ty đang thua lỗ và cuối cùng sẽ ngừng sản xuất.

Do đó, tối đa hóa lợi nhuận công ty khi công ty đạt được ở mức chi phí biên bằng doanh thu biên và lợi nhuận biên bằng không.

  • Các lưu ý với lợi nhuận biên

Cần xác định rõ vai trò của lợi nhuận biên là chỉ cho biết lợi nhuận kiếm được từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, chứ không phải lợi nhuận chung cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nói một cách dễ hiểu là khi công ty bước vào giai đoạn mà việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, nó bắt đầu làm giảm lợi nhuận chung thì công ty nên ngừng sản xuất.

Các biến đóng góp vào chi phí biên bao gồm: Lao động, chi phí vật tư hoặc nguyên liệu, lãi vay phát sinh, thuế.

Chi phí cố định không nên được đưa vào việc tính toán lợi nhuận biên vì nó thuộc chi phí được tính một lần và không làm thay đổi lợi nhuận khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Trong thực tế, hầu hết các công ty hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận biên là duy trì chúng ở mức luôn bằng 0.

Ít có thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong thực tế vì một số nguyên nhân như các tiếp cận về kĩ thuật, môi trường pháp lí, độ trễ và sự bất cân xứng của thông tin. Do đó, ban quản lý công ty khó để xác định được chính xác chi phí biên và doanh thu biên mà họ thường phải đưa ra các quyết định sản xuất nhờ vào sự ước tính tương lai hoặc đưa ra quyết định muộn hơn.

Bài viết trên hy vọng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lợi nhuận biên là gì, đặc điểm, công thức tính cũng như một số điểm cần lưu ý về lợi nhuận biên. Có được những kiến thức chính xác về kinh tế vi mô thì bạn sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

nganh quan ly nha hang khach san

Ngành Du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn những vấn đề liên quan

Việt Nam đang bước vào xu thế hội nhập toàn cầu, việc tăng cường các hoạt động thương mại, du lịch ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều đó đã đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đó chính là, việc thiếu hụt nguồn nhân sự cho của ngành du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn có trình độ chuyên môn nhất định để hợp tác làm việc.

Nếu bạn là một người có thế mạnh về kỹ năng giao tiếp, thích khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng trên khắp thế giới, và yêu thích công việc tư vấn và chăm sóc khách hàng, thì Ngành du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn thật sự rất phù hợp với bạn. Việc theo đuổi ngành học này sẽ giúp bạn hoàn thiện những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Hơn hết, nó còn mở ra nhiều cơ hội cho bạn có điều kiện phát triển bản thân trong một môi trường làm việc lý tưởng cả trong và ngoài nước.

1. Giới thiệu về Ngành du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn

Theo định nghĩa chung về Ngành du lịch – Quản trị Khách sạn, đó chính là một ngành công nghiệp “không khói”, có vai trò cung cấp các dịch vụ thiết yếu giúp cho khách hàng có được những trải nghiệm du lịch, thư giãn tuyệt vời trong cuộc sống. Một số dịch vụ được đề cập chính trong ngành nghề này như di chuyển, nhà ở, resort, ẩm thực, tham quan.

Theo định nghĩa chuyên sâu hơn về Ngành Du Lịch – Quản trị Nhà Hàng Khách sạn sẽ được phân chia làm hai lĩnh vực bao gồm Quản trị Du lịch (Tourism Managerment) và Quản trị Nhà hàng Khách sạn (Hopitality Mannagerment). Cụ thể về quản trị du lịch sẽ đảm nhiệm các khâu liên quan đến vấn đề tham quan ngoài trời, các địa điểm du lịch cho khách hàng về việc đặt tour, book vé, hướng dẫn vui chơi và cung cấp các trò vui chơi giải trí cho những hành khách.

 Còn Quản trị Nhà hàng Khách sạn có nhiệm vụ thiết kế phòng ốc, trang trí khách sạn để làm hài lòng khách hàng khi họ đã trải qua chuyến du lịch trong ngày và có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoài ra bên bộ phận khách sạn nhà hàng sẽ phải chuẩn bị các dịch vụ ăn uống, dịch vụ phòng ở mỗi ngày cho khách hàng. Tuy được phân chia từng công việc cụ thể, nhưng nhìn chung thì hai lĩnh vực này luôn có một mối quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau trong việc đem lại cho khách hàng các dịch vụ chăm sóc và trải nghiệm tốt nhất, trong mọi điều kiện.

2. Top những ngành nghề nổi bật

Không nằm ngoài quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, những ngành nghề nổi bật nhất luôn gắn liền với xu thế toàn cầu hóa, nhất là các mảng công nghệ và du lịch. Để giúp bạn có thể lựa chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân, và có nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai, chúng tôi xin gợi ý top 3 ngành nghề được dự báo sẽ khan hiếm nhân lực nhất, bao gồm:

Công nghệ thông tin:

Ngành công nghệ thông tin

Đây được xem là một trong những ngành nghề rất phổ biến ở nước ta, nhưng nhân sự có chuyên môn cao về lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Với thời đại công nghệ bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào vấn đề quản lý và kinh doanh online là một điều rất quan trọng. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, ngành công nghệ thông tin sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới. Và việc tìm kiếm nguồn nhân lực của ngành nghề này cung ứng cho thị trường lao động là rất lớn.

Ngành du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn:

Với điều kiện khí hậu và địa hình của nước ta đã tạo nên các thế mạnh thiết yếu cho việc phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế đó, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chọn Việt Nam để xây dựng trung tâm du lịch hàng đầu ở Đông Nam Á. Trong tương lai, không chỉ ngành du lịch được mở rộng mà cả ngành quản trị nhà hàng khách sạn cũng phát triển không kém.

Quản trị kinh doanh

nganh quan tri kinh doanh
Nguồn mitc.edu.vn

: Nằm trong top 3 này, không thể thiếu đi cái tên rất quen thuộc là ngành Quản trị kinh doanh. Hàng năm số lượng các công ty thành lập ngày càng nhiều, với đa dạng các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, cùng với tốc độ phát triển vượt bậc của nước ta trong những năm gần đây, chắc chắn rằng nành Quản trị kinh doanh vẫn sẽ đứng trong những ngành nghề hot nhất mọi thời đại.

3. Top các thành phố tuyển dụng nhiều nhất

Việt Nam hiện nay được xem là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á. Dựa vào những thuận lợi về mặt tự nhiên và nguồn lực nhân sự dồi dào, thích hợp cho việc phát triển đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhau. Trong đó, những thành phố lớn tập trung nhiều dân cư, đang được nhà nước tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, và tuyển dụng nhân sự để xây dụng những trung tâm kinh tế lớn mạnh trong giai đoạn này, phục vụ cho mục tiêu chiến lược của quốc gia. Vậy đó là những thành phố nào:

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 300 năm phát triển phồn thịnh, được xem là một trong những trung tâm kinh tế thương mại hàng đầu ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu trong việc tuyển dụng nhân sự trong tất cả các thành phố trong nước hiện nay. Các công ty, doanh nghiệp hay các tập đoàn đa quốc gia đều chọn thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ hội đầu tư mang về lợi nhuận khổng lồ cho họ. Điều đó chứng minh được, vì sao trong suốt bao nhiêu năm qua thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn đứng đầu về mảng tuyển dụng nhân sự.

Hà Nội: Với bề dày lịch sử phát triển, Hà Nội đã trở thành một trung tâm kinh tế đứng đầu ở khu vực miền Bắc. Ở Hà Nội, không chỉ có những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ mới phát triển, mà cả những những ngành nghề thủ công truyền thống cũng được gìn giữ và bảo tồn qua thời gian. Do đó, Hà Nội không chỉ mở rộng tuyển dụng nhân sự cho các ngành công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ mà kể cả những lao động phổ thông cũng dễ dàng kiếm cho mình những công việc mang tính truyền thống dân tộc để làm việc.

Đà Nẵng: Được mệnh danh là nằm trong top 10 thành phố nước ngoài đáng sống nhất thế giới năm 2018, Đà Nẵng chắc chắn là một trong những thành phố thu hút rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh, mở rộng các loại hình dịch vụ nhất là lĩnh vực du lịch và nhà hàng khách sạn. Nếu ví Hồ Chí Minh là một “hòn ngọc viễn đông” trung tâm thương mại Việt Nam, Hà Nội là thủ đô ngàn năm tuổi, thì Đà Nẵng chính là một “mỏ vàng” thật sự với những nhà đầu tư hiện nay. Điều đó cho thấy, thành phố Đà Nẵng chính là môi trường làm việc lý tưởng của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.

Tại website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam Careerlink.vn mỗi ngày cập nhật khoảng hơn 1600 việc làm tại Đà Nẵng, cho thấy mức độ tìm kiếm nhân sự của các công ty, doanh nghiệp là vô cùng lớn. Và chắc chắn cơ hội được làm việc tại những môi trường đạt chuẩn về sự chuyên nghiệp như nhà hàng, khách sạn, resort sẽ mở rộng hơn với các bạn. Vì vậy, nếu không muốn bỏ lỡ những cơ hội việc làm đáng giá tại Đà Nẵng, hãy nhanh chóng truy cập vào Careerlink.vn để chúng tôi giới thiệu đến bạn những công việc lý tưởng nhất hiện nay.

4. Học Ngành Du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn ở đâu?

Bạn có thể đăng ký học ngành Du lịch – Quản trị Nhà Hàng Khách sạn tại một số trường đại học, cao đẳnh, trung cấp nổi tiếng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội theo các hệ đào tạo khác nhau. Ví dụ như Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ, Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn….Tùy vào năng lực và mong muốn cụ thể của bản thân, bạn hãy đưa ra những đánh giá nhất định để lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp để theo học lâu dài.

5. Mức lương Ngành Du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn?

Hiện tại mức lương ngành du lịch và quản trị nhà hàng khách sạn cao so với mặt bằng lao động chung của các ngành nghề khác. Tuy nhiên, do nguồn lực nhân sự khan hiếm có rất nhiều nơi sẵn sàng chi mức lương cao để thu hút nhân sự trong lĩnh vực này về làm việc.

Tùy theo kinh nghiệm làm việc nhất định, và vị trí mà họ đảm nhận như nhân viên sẽ có mức lương dao động từ 4 -7 triệu, đối với chức vụ tổ trưởng, quản lý thì sẽ cao hơn từ 10- 15 triệu. Riêng với vị trí giám đốc nhà hàng khách sạn số lương có thể tăng lên đến 25- 30 triệu đồng, tuy nhiên đó chỉ là con số tham khảo, thực tế mức lương của họ còn cao hơn vậy. Riêng đối với những ông ty nước ngoài, mức lương còn có thể tính theo đơn vị hàng chục nghìn USD mỗi tháng.

Tuy nhiên, không có bất kỳ công việc nào dễ dàng kiếm được thu nhập cao trong cuộc sống, vì vậy nếu bạn đang có dự định sẽ theo đuổi Ngành Du lịch – Quản trị Khách sạn Nhà hàng, thì bạn hãy dành thời gian nghiêm túc để học tập những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc. Mọi sự cố gắng sẽ mang lại những thành quả xứng đáng trong tương lai. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.

supervisor la gi

Supervisor là gì – khám phá nghề “khát” nhân lực hiện nay

Nhiều bạn trẻ hiện nay thay vì lựa chọn những công việc nhàn hạ, thoải mái. Thì họ lại yêu thích những công việc nhanh nhạy và có độ thử thách cao. Do đó mà nhiều bạn đến với nghề supervisor như để khẳng định bản lĩnh cá nhân. Nhằm tiếp thêm động lực cho những ai đang có định hướng theo nghề. Bài viết sau sẽ đề cập các vấn đề liên quan đến Supervisor là gì – khám phá nghề “hot” nhất hiện nay.

Supervisor là gì – khám phá nghề “hot”

Supervisor là người giám sát hoạt động trong các lĩnh vực như: nhà hàng – khách sạn, các lĩnh vực kinh doanh tự do. Hỗ trợ cấp trên quản lý và điều hành hoạt động của nhân viên cấp dưới. Bao gồm phân công thực hiện công việc, lên báo cáo, theo dõi và xử lý các tình huống phát sinh trong công việc.

Ở Việt Nam hiện nay các ngành dịch vụ như: nhà hàng – khách sạn, các đơn vị kinh doanh hàng hóa… không ngừng hình thành. Tạo điều kiện để các cá nhân đam mê kinh doanh, phục vụ khách hàng có cơ hội thể hiện năng lực bản thân.

Để trở thành supervisor giám sát các hoạt động nhân viên và quản lý hàng hóa. Đòi hỏi những người đam mê với nghề phải thật sự cố gắng và nỗ lực. Từ một nhân viên mới các bạn phải trải qua quá trình học hỏi, quan sát tỉ mỉ mới có thể đến được vị trí supervisor. Mà điều này không có bất cứ trường lớp nào có thể đào tạo.

Phong cách làm việc chuyên nghiệp, tự tin, sang trọng là một trong những lý do khiến nhiều bạn muốn trở thành supervisor. Bên cạnh đó, là những đãi ngộ lương, thưởng khá cao, tạo thêm niềm tin và động lực cho nhiều người.

Supervisor là gì – khám phá nghề năng động

Supervisor là những người quản lý tất cả các hoạt động của nhân viên trong công việc. Vì thế họ phải là những người cực kỳ nhanh nhạy và ứng biến linh hoạt. Để giám sát và giải quyết tốt những việc phát sinh, đảm bảo quy trình hoạt động diễn ra thuận lợi.

Công việc của các supervisor không hề đơn giản như ngồi tại chổ “chỉ tay năm ngón”. Mà họ phải linh động điều hành cấp dưới làm việc, thúc giục nhân viên hoàn thành tiến độ nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, còn giải quyết các yêu cầu, nguyện vọng của nhân viên và khách hàng.

Các supervisor còn có nhiệm vụ phân công nhân viên bảo quản và cung ứng các sản phẩm đến khách hàng. Giúp cấp trên giám sát tình hình kinh doanh của đối thủ. Nhằm tự điều chỉnh và tham gia xây dựng kế hoạch phát triển cho công ty.

Lập kế hoạch và báo cáo tình hình công việc với cấp trên chi tiết và rõ ràng. Là tai mắt giúp các nhà quản lý giám sát các hoạt động của nhân viên. Phản ánh kịp thời những nhu cầu của khách hàng. Đồng thời hòa giải những khiếu nại khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Những kỹ năng cần có của supervisor

Là một nhân viên mới các bạn cần hoàn thành tốt các công việc được giao. Nhưng để trở thành supervisor các bạn phải trau dồi cho mình những kỹ năng bắt buộc sau:

Kỹ năng quản lý: Đây là đều bắt buộc của các supervisor. Bởi biết cách quản lý, người giám sát mới có thể phân công nhiệm vụ, bố trí và sắp xếp công việc hợp lý. Xem xét những thế mạnh và yếu tố thời gian để giao đúng việc cho từng người.

Kỹ năng giao tiếp: Một supervisor có thể nói là bộ mặt của công ty, đại diện cho doanh nghiệp trao đổi với khách hàng. Vì thế họ phải ứng xử chuyên nghiệp, mềm dẻo và linh hoạt làm hài lòng khách hàng. Bên cạnh đó, người giám sát còn hiểu biết tâm lý nhân viên của mình để quản lý tốt họ.

Kỹ năng đào tạo nhân viên: Hướng dẫn nhân viên mới vào, giúp họ nắm vững nghiệp vụ là một trong những công việc của supervisor. Do vậy người giám sát phải là những người có kỹ năng truyền đạt tốt và chuyên môn cao.

Ngoài ra, supervisor cần phải cư xử tôn trọng người khác, quản lý tốt cảm xúc cá nhân, tự điều phục bản thân… Đây là sẽ là bước đệm giúp các bạn có thể vươn xa hơn vị trí hiện tại.

Supervisor là gì – khám phá nghề sẽ là chủ đề tiếp tục được đào sâu trong thời gian dài và nhận được sự quan tâm từ các bạn trẻ. Đây quả thật là nghề thích hợp cho những ai yêu thích công việc mang tính thử thách. Hi vọng bước vào nghề mỗi người sẽ học hỏi được kinh nghiệm quý giá để làm hành trang cho sự nghiệp của mình.

fine dining la gi

Fine dining là gì – Loại hình ẩm thực đang phát triển

Thuở xa xưa con người chỉ chú trọng đến việc “ăn no mặc ấm”. Nhưng cuộc sống ngày càng được nâng cao và dư dả về vật chất cũng là lúc đời sống tinh thần của chúng ta chuyển sang giai đoạn mới. Bằng chứng là trong văn hóa ẩm thực xuất hiện loại hình “fine dining”. Vậy fine dining là gì? Mà có khá nhiều người vẫn chưa biết.

Fine dining là gì – Đối tượng phục vụ

Fine dining là loại hình phục vụ trong nhà hàng thể hiện sự đẳng cấp và sang trọng. Bữa tiệc fine dining hướng thực khách đến sự thưởng thức và trải nghiệm ăn ngon , nhìn đẹp mắt. Tận hưởng không gian ấm áp, mờ ảo dưới ánh nến lấp lánh xung quanh.

Fine dining có từ trước những năm 1700 bắt nguồn từ người Pháp và lan tỏa ra thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nước ta hiện nay loại hình ẩm thực này còn khá mới mẻ. Tuy nhiên các nhà hàng đang dần hình thành và phát triển Fine dining để phục vụ cho thực khách một cách chuyên nghiệp nhất.

Thông thường đối tượng tham gia bữa tiệc fine dining là những người thượng lưu có tiếng giàu có và đẳng cấp. Nguyên tắc để tham gia bữa tiệc tối thiểu mọi người phải đạt được những tiêu chí như: ăn mặc sang trọng, nam mặc áo sơ mi thêm áo vest, đeo nơ, quần tây âu. Nữ mặc váy dự tiệc qua đầu gối và tránh hở hang.

Đối tượng của fine dining là những người có phong cách sang trọng, quý phái. Cư xử hòa nhã, lời nói nhẹ nhàng và có thái độ tôn trọng mọi người xung quanh. Đặc biệt đối với những người phục vụ và đầu bếp họ vô cùng biết ơn. Vì đã đem đến sự trải nghiệm tuyệt vời, thú vị.

Fine dining là gì – Những điều thực khách trải nghiệm

Phần lớn những ai tham gia fine dining đều tỏa ra hài lòng. Bởi sự hoàn hảo và tinh tế trong từng chi tiết. Đầu tiên khi đặt chân đến bữa tiệc bạn sẽ có những cái nhìn sau:

  • Trang trí: ấn tượng dưới ánh nến lấp lánh, đèn chùm màu sắc đẹp mắt. Bên cạnh là những bức tranh hội họa đắt giá, tiếng nhạc nhẹ nhàng và có chút tiếng chuyện trò của những người xung quanh. Không ồn ào mà lại nhẹ nhàng, yên tĩnh.
  • Thức ăn: bài trí trên bàn là khăn trải bàn trắng tinh, khăn ăn. Có đầy đủ đĩa, dao – thìa, dĩa và vài chai rượu thượng hạng không thể thiếu. Thường món ăn trong fine dining từ 3 – 5 món. Đầu tiên là khai vị với dĩa salad trộn, hoặc dùng súp, tiếp đến là các món hải sản, thịt…và cuối cùng là tráng miệng.
  • Các đối tượng tham gia: fine dining có số lượng ít người, không gian gồm có hai thành phần là người phục vụ và thực khách. Họ đều thể hiện đẳng cấp của riêng mình. Những người phục vụ hỗ trợ tận tình luôn đáp ứng yêu cầu của thực khách. Và thực khách ứng xử rất lịch sự và văn minh với họ.

Nơi nào phục vụ fine dining ở tại TP.HCM?

Thành phố Hồ Chí Minh là thiên đường hội tụ những phong cách ẩm thực ở nhiều nơi trong nước. Trong đó có cả loại hình phục vụ fine dining. Ẩm thực này tập trung chủ yếu tại các nhà hàng ở quận 1,2,3…

Các nhà hàng nổi tiếng được giới đại gia ưu ái lựa chọn tập trung ở quận 1 như: El Gaucho:  ‘’Nhà Hàng Beefsteak 5 Sao”, Noir – Dining in the dark, Muse Dining & Grill, The Log, Chill Dining Restaurant, Namo – Artisanal Pizzeria)…

Bên cạnh đó, là ở quận 2 có các nhà hàng như: Inter Nos – Italian & Grill Restaurant, Trois Gourmands – Món Pháp, The Deck… Và cuối cùng ở quận 3 có Social Club – MGallery Saigon, Shri…

Đặc điểm chung của những nhà hàng này là sự sang trọng và lối phục vụ chuyên nghiệp dành cho giới thượng lưu giàu có. Với không gian thoáng mát, sạch sẽ cùng với cách bài trí, món ăn đẹp mắt, phong cách phục vụ bậc nhất. Đã cho khách hàng những giây phút tận hưởng tuyệt vời.

Bài viết này giúp nhiều người hiểu thêm một chút về fine dining là gì? Hi vọng các bạn sẽ có những trải nghiệm thêm khi trực tiếp tham gia bữa tiệc. Hòa nhập vào không khí sang chảnh, thể hiện đẳng cấp và giá trị của bản thân. Tăng thêm những hiểu biết mới về loại hình ẩm thực độc đáo và đa dạng này.

Continental breakfast là gì và những điều bạn chưa biết

Khi bạn tìm hiểu về ngành khách sạn – nhà hàng hay khi đi du lịch nghỉ dưỡng tại các khách sạn, bạn được nghe đến continental breakfast. Thế nhưng bạn không biết đó là gì, có nghĩa như thế nào. Vậy thì bài viết dưới đây chắc chắn sẽ dành cho bạn. Cùng tìm hiểu continental breakfast là gì và những điều mà bạn chưa biết nhé.

  1. Continental breakfast là gì?

Continental breakfast (kiểu ăn sáng lục địa) là một thuật ngữ chuyên ngành của lĩnh vực khách sạn – nhà hàng. Đây là những bữa ăn sáng kiểu Tây mà khách sạn dành cho khách hàng của mình, đặc biệt là đối tượng khách quốc tế, những người luôn muốn đơn giản hóa bữa ăn sáng của mình.

Bữa sáng là sự kết hợp các món ăn truyền thống như bánh sừng bò, ngũ cốc, bánh ngọt Đan Mạch, bơ, bánh mì, mứt và tùy theo sở thích từng người có thể thưởng thức cốc café, ly trà nóng hay nước hoa quả.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi khách sạn mà continental breakfast có những biến tấu khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đúng tiêu chuẩn của nó.

Bên cạnh đó, American breakfast là một thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với continental breakfast. American breakfast, một bữa ăn sáng mang đậm văn hóa Mỹ với khẩu phần bánh mỳ nướng, thịt xông khói, trứng gà rán, mứt, bơ, khoai tây chiên, xúc xích và bánh pancake. Để giúp tinh thần tỉnh táo bắt đầu ngày mới, người dân xứ “Cờ Hoa” thường uống café, trà hoặc nước hoa quả.

Nguồn gốc của continental breakfast

Thuật ngữ continental breakfast được ghi nhận sử dụng lần đầu tiên tại Anh vào năm 1896, tức cuối thể kỉ 19. Tại Anh, từ continental chỉ các nước thuộc lục địa châu Âu, vì thế continental breakfast mô tả các bữa ăn sáng thuộc khu vực này và đặc trưng nhất là ở Pháp và Địa Trung Hải. Nếu một bữa ăn sáng đúng chuẩn của nước Anh gồm một đĩa trứng, thịt xông khói, xúc xích, bánh mì nướng, đậu, nấm rang và cà chua thì bữa ăn sáng kiểu continental breakfast được biến tấu nhẹ nhàng và tinh tế hơn.

Một số tài liệu lại cho rằng, bữa ăn sáng kiểu continental breakfast đã được xuất hiện từ trước đó vài thập niên tại các khách sạn ở Bắc Mỹ. Khi thị hiếu của thực khách thay đổi cũng như các khách sạn muốn thu hút tầng lớp trung lưu mới của Mỹ – những người với sở thích có một bữa ăn sáng nhẹ nhàng, đơn giản hơn. Họ đã thay đổi bữa ăn sáng nhẹ nhàng hơn như thực đơn của những người châu Âu với thành phần không có gì khác ngoài cà phê hoặc trà, bánh ngọt và trái cây. Từ đó kiểu ăn sáng continental breakfast ra đời.

Những kiểu continental breakfast đặc trưng trên thế giới

Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước có nền ẩm thực rất đa dạng, tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà có những kiểu ăn sáng khác nhau. Tuy nhiên, thường thấy nhất là sự kết hợp của quẩy nóng và sữa đậu nành ấm. Ngoài ra, bạn vẫn có thể thấy dimsum và súp nóng trong bữa sáng của người dân bản địa.

Pháp

Người Pháp từ lâu được biết đến với sự nhẹ nhàng và tinh tế. Cho nên bữa sáng của họ cũng chỉ với những thành phần đơn giản như bánh mì nướng hay bánh sừng bò đi kèm với một tách cà phê là đủ cho bữa ăn sáng của họ.

Nhật Bản

Bữa ăn sáng của người Nhật thường là những món ăn giàu protein, bởi vì họ quan niệm bữa sáng cung cấp nguồn năng lượng cho cả ngày làm việc. Những món ăn thường thấy như cá rán, súp miso, thịt, rau củ, trứng cuộn…

Thổ Nhĩ Kỳ

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ rất cầu kì cho bữa sáng của mình, bạn sẽ thấy được sự phong phú và không kém phần tinh tế ở trong đó. Tuy nhiên, nguyên liệu làm nên là những thành phần quen thuộc như bánh mì, mật ong, cà chua, trứng, bơ…Đặc biệt không thể không kể đến món sốt truyền thống Sucuk và trà nóng Thổ Nhĩ Kỳ.

Thụy Sỹ

Bữa sáng của người dân Thụy Sỹ rất đơn giản, đó là món Birchermüesli với nguyên liệu là yến mạch, các loại ngũ cốc nguyên hạt cùng với hoa quả tươi hoặc khô kết hợp cùng sữa chua hoặc sữa tươi.

Australia

Tại Australia, chỉ với vài lát bánh mì nướng bơ Vegemite ăn cùng ngũ cốc lạnh là đủ cho một bữa ăn sáng của người dân bản địa. Bơ Vegemite là loại bơ đặc trưng của Australia có vị mặn và màu nâu quen thuộc bởi men bia, bọt bia cô đặc với muối và tinh dầu cần tây, hành tây.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu continental breakfast là gì và những thông tin liên quan đến nó.

Tiền Tip là gì và những văn hóa tiền Tip trên Thế Giới

Tiền tip là một văn hóa thường thấy chủ yếu ở các ngành dịch vụ, mà đặc biệt là ở ngành khách sạn – nhà hàng. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tiền tip là gì hay không? Nếu có hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Tiền tip là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì tiền tip vẫn là một khái niệm chưa phổ biến, nó tùy thuộc vào mỗi vùng miền cũng như mức độ sang trọng của nhà hàng mà khách hàng có sử dụng “tiền tip” hay không. Cũng như trên thế giới, văn hóa tiền tip vẫn có sự khác nhau giữa các quốc gia.

Tiền tip là gì?

Ban đầu, tiền tip như là một khoảng tiền nhỏ mà khách hàng muốn chia sẻ đến những người lao động, phục vụ có thu nhập thấp có thể bớt được gánh nặng khi trang trải cuộc sống. Tiền tip có nguồn gốc ban đầu từ các nước phương Tây, đến hiện tại, tiền tip trở thành một văn hóa phổ biến thế giới. Thậm chí ở nhiều quốc gia còn có những luật lệ riêng dành cho nó.

Ở Việt Nam, tiền tip còn được gọi là tiền bo hay tiền thưởng thêm, là số tiền của khách hàng dành cho những người phục vụ nhằm thể hiện thái độ cảm ơn, sự đánh giá cao về chất lượng dịch vụ mà họ mang lại. Tiền tip thường xuất hiện ở những khách sạn – nhà hàng lớn, ngoài ra, miền Nam là khu vực có văn hóa sử dụng tiền tip nhiều hơn các khu vực còn lại.

Văn hóa “tiền tip” trên thế giới

Tiền tip đã trở thành một văn hóa đẹp, thú vị của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi ở một số nước có những quy định riêng về khoản tiền tip này thì vẫn có những nước tiền tip được xem là sự cấm kị không nên sử dụng.

Nếu như ở Mỹ, tiền tip là một khoản bắt buộc khi được tính trực tiếp vào hóa đơn với mức 15 – 20%. Ở Pháp cũng có quy định tương tự khi tính 15% hóa đơn cho tiền tip, bên cạnh đó du khách vẫn nên để lại một khoảng tiền nhỏ như lời cảm ơn đến nhân viên phục vụ. Và tiền tip ở các nước châu Âu là khoảng tiền không bắt buộc.

Thì ở Nhật Bản hay Italia, tiền tip là khoảng tiền không nên sử dụng. Nếu như bạn để lại tiền tip sẽ thể hiện thái độ không hài lòng với chất lượng phục vụ của nhân viên hay của nhà hàng đó. Ngoài ra, tiền tip như thầm đánh giá nhà hàng đang trả tiền lương thấp cho nhân viên của mình.

Một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia,… không quá quan trọng về vấn đề tiền tip, bạn có thể sử dụng khoảng tiền này hay không tùy ý.

Văn hóa “tiền tip” ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng có sự khác biệt về văn hóa tiền tip giữa các vùng miền, tỉnh thành cũng như đối tượng khách hàng và loại hình dịch vụ.

Trong những năm trước đây, du khách Việt không có thói quen sử dụng tiền tip, họ cảm thấy khó chịu và bị ép buộc khi nhắc đến vấn đề này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những thói quen và suy nghĩ về tiền tip cũng dần có những sự thay đổi.

Khách hàng miền Nam có thói quen “bo” cho nhân viên nhiều hơn những khu vực còn lại. Đối với những dịch vụ cao cấp, tiền tip thường được tính vào hóa đơn tuy nhiên nếu khách hàng cảm thấy chất lượng dịch vụ tốt, họ vẫn sẵn sàng “bo” thêm cho nhân viên. Nhiều khi, việc “bo” cho nhân viên nhằm thể hiện cái tôi, tính sĩ diện của khách hàng.

Nếu du khách Việt khi đến các nước trên thế giới, họ vẫn sẵn sàng bồi dưỡng thêm nếu cảm thấy hài lòng với chất lượng phục vụ mặc dù khoản tiền này đã được tính trực tiếp vào hóa đơn.

Bên cạnh việc sử dụng “tiền”, du khách Việt còn sử dụng các đồ vật lưu niệm đặc trưng làm quà cho nhân viên, hướng dẫn viên của mình.

Việc chia tiền tip giữa các nhân viên cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào quy định của nhà hàng đó. Có nơi, tiền tip sẽ được chia đều cho tất cả nhân viên vào cuối ngày hoặc cuối tháng. Nhưng cũng có những nhà hàng, nhân viên nào được tip bao nhiêu sẽ được hưởng bấy nhiêu hoặc bộ phận bếp không được hưởng tiền tip.

Với những thông tin tiền tip là gì hy vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích. Từ đó có thể áp dụng phù hợp với từng văn hóa của những đất nước mà bạn đặc chân đến.

Tìm hiểu Continental Breakfast là gì?

Supervisor trong nhà hàng khách sạn có mức lương bao nhiêu?

Trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn có nhiều khâu, và mỗi khâu đều có supervisor (người giám sát) thực hiện và chịu trách nhiệm công việc. Vậy những tên gọi của supervisor trong mỗi khâu là gì? Họ thực hiện những công việc nào? Mức lương ra sao? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết sau.

Supervisor trong nhà hàng khách sạn gồm những tên gọi nào?

Trong nhà hàng – khách sạn có nhiều tên gọi dành cho supervisor. Từng vị trí ứng với những cái tên như: Restaurant Supervisor (giám sát nhà hàng), Housekeeping Supervisor (giám sát buồng phòng), Front Office Supervisor (giám sát tiền sảnh).

Bên cạnh đó, còn những tên gọi ở các bộ phận khác như: Reservation Supervisor (giám sát bộ phận đặt phòng), Supervisor Receptionist (giám sát lễ tân), Guest Relation Supervisor (giám sát bộ phận chăm sóc khách hàng), Floor Supervisor  (giám sát tầng).

Tên gọi supervisor thuộc bộ phận chịu trách nhiệm về trang thiết bị như: Engineering Supervisor (giám sát bộ phận Kỹ thuật) và Linen Room Supervisor (giám sát phòng vải). Về nhu cầu ăn uống là F&B/ Banquet/ Bartender Supervisor (giám sát tổ phục vụ/ tiệc/ pha chế). Dọn dẹp vệ sinh có Public Area Supervisor (giám sát vệ sinh khu vực công cộng) và Sterward Supervisor (giám sát bộ phận tạp vụ).

Nhìn chung công việc của các supervisor là điều hành nhân viên cấp dưới làm việc. Giải quyết các yêu cầu, những vấn đề phát sinh từ phía nhân viên và khách hàng. Làm cầu nối giữa các cấp quản lý với nhân viên và khách hàng.

Supervisor trong nhà hàng khách sạn làm việc gì?

Nhà hàng – khách sạn là ngành dịch vụ đòi hỏi các nhân viên phải nhanh nhạy. Phong cách chỉn chu, chuyên nghiệp. Nên các supervisor phải kỹ càng trong mọi khâu thực hiện công việc như:

Sắp xếp lịch làm việc: phân công, chia ca trực cho nhân viên. Mở các cuộc họp bàn giao công việc.

Giải quyết các vấn đề phát sinh: yêu cầu của nhân viên, khiếu nại của khách hàng. Giải đáp kịp thời những thông tin cần thiết cho khách hàng.

Giám sát các hoạt động trong khâu quản lý: kiểm tra các dịch vụ, điều động nhân viên phục vụ cho khách hàng nhanh chóng. Đảm bảo nhân viên thực hiện đúng quy trình làm việc đạt tiêu chuẩn đã đề ra.

Phối hợp với các bộ phận: kiểm tra các thiết bị dịch vụ, tuân thủ những quy định của nhà hàng – khách sạn. Không để xảy ra các sự cố về mặc an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh tổn hại đến uy tín của nhà hàng – khách sạn.

Thống kê các thông tin và dữ liệu: ghi chép các vấn đề xảy ra và những dữ liệu của ca trực. Báo cáo với cấp trên tình hình hoạt động của nhà hàng – khách sạn diễn ra hàng ngày.

Ngoài ra, với kinh nghiệm của mình các supervisor sẽ tham gia vào những hoạt động khác như: đào tạo nhân viên mới, xây dựng chiến lược phát triển, lập kế hoạch kinh doanh…

Supervisor trong nhà hàng khách sạn có mức lương bao nhiêu?

Trong những năm qua nhà hàng – khách sạn là ngành dịch vụ thu hút các bạn trẻ theo học. Bởi nó thể hiện tính chuyên nghiệp và phong cách tự tin năng động. Bên cạnh đó, cùng với mức lương và cơ hội việc làm, thăng tiến cao. Nhà hàng – khách sạn thật sự là lựa chọn lý tưởng của nhiều người.

Thông thường từ một nhân viên các bạn mất tầm 2-3 năm để có chức danh supervisor. Và từ vị trí này sẽ trở thành bước đệm để đạt đến trưởng bộ phận. Tuy nhiên, mức độ thăng tiến còn tùy thuộc vào năng lực của bạn. Nếu mọi người thật sự cố gắng, nỗ lực và quan sát tốt. Tin chắc vị trí đạt được sẽ càng cao.

Tùy từng vị trí và kinh nghiệm các supervisor có mức lương trung bình từ 6-12 triệu. Cùng với những chính sách tăng lương, thưởng hàng năm. Đây thật sự là cơ hội để các cá nhân phấn đấu tốt trong công việc.

Đến với nhà hàng – khách sạn các bạn không chỉ tạo cho mình một công việc tốt. Mà tại đây mọi người có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Khả năng ứng biến linh hoạt cùng với các kỹ năng khác. Giúp cho các bạn có thể tự tìm cơ hội kinh doanh của riêng mình.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến supervisor trong nhà hàng khách sạn. Hi vọng mọi người sẽ có cái nhìn toàn diện về ngành dịch vụ này. Qua đó hoàn thiện bản thân để bước vào môi trường đầy tiềm năng và cơ hội phát triển tốt.

nganh quan tri khach san

Ngành quản trị khách sạn nên học trường nào?

NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN NÊN HỌC Ở TRƯỜNG NÀO? TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LÀ GÌ

Ngành quản trị khách sạn là một trong những ngành học đang rất hot được nhiều bạn học sinh, sinh viên lựa chọn. Tuy nhiên, quyết định học trường nào là vấn đề rất khó, nhất là đối với các bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành của mình. Để có được sự lựa chọn đúng nhất phù hợp với mình, hãy tham khảo bài viết ngành quản trị khách sạn nên học ở trường nào và tiêu chí đánh giá là gì dưới đây nhé.

Ngành quản trị khách sạn là một trong những ngành không bao giờ lỗi thời, bởi vì khi đời sống vật chất của con người ngày càng đầy đủ, người ta sẽ nâng cao đời sống tinh thần cho bản thân và gia đình. Và đi du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn là một trong những lựa chọn đó. Trong du lịch, lưu trú là một lĩnh vực thiết yếu không thể thiếu được, chính vì thế mà ngành có nhu cầu nhân sự rất lớn và không có dấu hiệu giảm, ít nhất là trong vòng 5 năm tới.

Để giúp bạn có được những thông tin tham khảo khi phải đưa ra quyết định quản trị khách sạn nên học ở trường nào, dưới đây là một số tiêu chí đánh giá trường nào là chất lượng:

  1. Cơ sở vật chất

Với đặc thù ngành khách sạn – nhà hàng thường chú trọng vào nghiệp vụ của nhân viên, cho nên một trường đào tạo tốt phải đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình dạy và học. Những cơ sở vật chất đó gồm: hệ thống phòng thực hành chức năng được xây dựng dựa trên tình hình thực tế, trang bị đầy đủ các trang thiết bị – dụng cụ phục vụ quá trình dạy và học, phòng lý thuyết với đầy đủ các thiết bị như máy tính với màn chiếu hiện đại, hệ thống loa – mic cho việc giảng dạy, phòng học thoáng mát, sạch sẽ,…

Ngôi trường với hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi và hiện đại sẽ giúp sinh viên được học trong môi trường tốt nhất, có thể tiếp cận được với thực tế một cách gần gũi nhất. Từ đó khi ra trường, có thể nhanh chóng làm quen được với môi trường thực tế và nâng cao hiệu quả công việc.

Để đánh giá được hệ thống cơ sở vật chất, các bạn có thể tìm hiểu thông tin ở trên website của trường hoặc đến trực tiếp tham khảo nếu có điều kiện.

  • Danh tiếng nhà trường

Ngôi trường có danh tiếng là những trường học có đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm trong thực tế lẫn khả năng truyền đạt kiến thức. Một trong những yếu tố giúp nâng cao danh tiếng của nhà trường là đội ngũ sinh viên giỏi đông, tỷ lệ ra trường có công việc ổn định cao. Và bạn cũng có thể là một trong số đó nếu lựa chọn học ở những ngôi trường danh tiếng.

  • Chương trình đào tạo

Một tiêu chí quan trọng bạn cần quan tâm nữa chính là chương trình đào tạo. Một trường học chất lượng là ngôi trường có chương trình đào tạo không những giúp bạn nắm được kiến thức lý thuyết căn bản mà kỹ năng nghiệp vụ thực tiễn cũng được rèn luyện, nhằm giúp bạn khi ra trường có thể nhanh chóng nắm bắt cũng đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngôi trường có chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài sẽ càng tốt cho công việc sau này.

  • Đội ngũ giảng viên

Giảng viên là người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn việc học cho nên năng lực làm việc trong tương lai của bạn có sự quyết định rất lớn bởi người giảng viên. Những ngôi trường có thể mời được những giảng viên có năng lực, kinh nghiệm; các chuyên gia, nhà quản lý cao cấp trong ngành tham gia giảng dạy, thỉnh giảng chắc chắn sẽ cung cấp đến bạn những kinh nghiệm, kiến thức thực tế quý giá để có thể áp dụng vào thực tế sau khi ra trường.

  • Phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy quyết định rất lớn việc sinh viên có tiếp thu được tốt những kiến thức mà nhà trường cung cấp hay không. Ngành quản trị khách sạn là một ngành chú trọng vào kỹ năng nghiệp vụ thực tế, cho nên những ngôi trường có phương pháp giảng dạy chú trọng vào thực hành sẽ giúp sinh viên luyện tập thành thạo các kỹ năng cần thiết cho công việc sau khi ra trường.

  • Các chính sách khác

Ngoài những tiêu chí trên, một ngôi trường tốt là ngôi trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trò chuyện giữa những chuyên gia và sinh viên; tổ chức các cuộc thi, sự kiện giao lưu; tìm kiếm những địa điểm thực tập thường xuyên nhằm giúp sinh viên có cơ hội học tập thực tế; liên kết giới thiệu việc làm đến những doanh nghiệp, đơn vị lưu trú cho sinh viên,…

Hiện nay, trên cả nước có hơn 170 cơ sở đào tạo ngành quản trị khách sạn mà bạn có thể lựa chọn, ngoài những tiêu chí trên, tùy thuộc vào vị trí địa lý, năng lực cũng như tài chính mà bạn có được những quyết định đúng đắn.

Trên đây là một số tiêu chí đánh giá ngành quản trị khách sạn nên học trường nào. Quyết định hiện tại có những ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn, tuy nhiên, ngoài môi trường đào tạo tốt, điều quan trọng hơn hết chính là sự yêu thích, đam mê và quyết tâm mà quyết định tương lai bạn có thành công với ngành quản trị khách sạn hay không nhé.

nghe khanh tiet

Tìm hiểu khái niệm nghề khánh tiết là gì?

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM NGHỀ KHÁNH TIẾT LÀ GÌ?

Được đánh giá là một công việc khá đơn giản, thích hợp với những bạn học sinh, sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng, không chỉ đơn giản là công việc đứng và chào khách mà nghề khánh tiết có nhiều gian truân hơn thế. Vậy nghề khánh tiết là gì? Nghề này có những đặc điểm đặc biệt nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nếu như trước đây, con người mong muốn được “ăn no mặc ấm” thì ngày nay, cuộc sống con người đã đầy đủ hơn, nhu cầu của họ dần chuyển sang “ăn ngon mặc đẹp”. Có nghĩa rằng không những chất lượng mà hình thức cũng có những yêu cầu cao hơn. Điển hình là ở các nhà hàng tiệc cưới, ngoài phong cách bài trí sang trọng thì đội ngũ nhân viên cũng cần chỉnh chu hơn với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Và sự xuất hiện của đội ngũ khánh tiết có ngoại hình với nhiệm vụ chào đón khách, rước dâu,…chính là ví dụ rõ nhất.

Nghề khánh tiết là gì?

Khánh tiết là một thuật ngữ chuyên ngành nhà hàng – khách sạn, chỉ đội ngũ nhân viên tiếp đón khách. Ngày nay, khánh tiết chính là nhân viên chào đón khách ở các khách sạn/ nhà hàng tiệc cưới, bên cạnh đó họ cũng có nhiệm vụ rước cô dâu chú rể đi lên sân khấu khi bắt đầu tiệc cưới.

Mặc dù công việc chính là đứng chào và mỉm cười, thế nhưng đội ngũ khánh tiết này phải trải qua những vòng phỏng vấn rất gắt gao, phải vượt qua các tiêu chuẩn về ngoại hình, gương mặt lẫn kiến thức, trình độ ngoại ngữ,…Bởi vì ngoài nhiệm vụ chào đón khách, họ còn có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên phục vụ trong quá trình phục vụ nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng cũng như sự thành công của buổi tiệc. Ngoài ra, đội ngũ khánh tiết cũng phải thường xuyên luyện tập vì đôi lúc họ sẽ phải thực hiện theo kịch bản cưới mà cô dâu chú rể đưa ra.

Cơ hội và khó khăn khi làm nghề khánh tiết

Cơ hội

Nếu bạn sở hữu một gương mặt dễ nhìn, nụ cười tươi cùng chiều cao lý tưởng thì cơ hội làm nghề khánh tiết là rất cao. Ngoài ra, mỗi khi bước vào mùa cưới hay dịp cuối tuần chính là thời điểm mà bạn có thể nâng cao thu nhập cho bản thân mình.

Thời gian cho công việc khánh tiết này rất ngắn, chỉ từ 1 – 2 tiếng mỗi suất cưới nên không những hấp dẫn với các bạn nhân viên nhà hàng – khách sạn mà đây cũng là cơ hội cho các bạn học sinh, sinh viên kiếm thêm thu nhập cho bản thân.

Có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng từ đó nâng cao khả năng giao tiếp, xử lý tình huống cho bản thân.

Khó khăn

Nghề khánh tiết cũng là nghề “làm dâu trăm họ” khi không những phải làm tốt công việc của mình mà họ phải đáp ứng được những yêu cầu bất ngờ từ khách hàng dự tiệc. Nếu như không đáp ứng tốt hoặc không vừa lòng khách hàng, họ có thể nhận được những nhận xét, đánh giá không tốt đến quản lý. Nếu nhẹ sẽ bị nhắc nhở, nặng hơn cho thể bị phạt trừ lương hoặc mất luôn lương cho ngày làm việc đó, thậm chí là cắt hợp đồng cho những lần sau.

Ngoài ra, sự nhanh nhạy, tinh tế và năng động cũng là một trong những yêu cầu của nghề. Bởi vì ngoài chào đón khách, đội ngũ khánh tiết cũng phải quan sát, để ý hỗ trợ chỉnh sửa lại tóc tai, phụ kiện, đầm áo để giúp cô dâu, chú rể lúc nào cũng chỉnh chu, lộng lẫy nhất. Hoặc phụ nhân viên phục vụ sắp xếp, bổ sung bàn ghế, chén, bát,… khi cần thiết nhằm không để khách hàng phải đợi lâu.

Nghề khánh tiết ngoài yêu cầu về ngoại hình, học vấn,… thì năng khiếu về nhảy múa cũng là một yêu cầu lớn. Bởi vì đội khánh tiết nhiều khi phải diễn theo kịch bản mà cô dâu chú rể đề ra, đó có thể là một bài hát có múa phụ họa hay nhảy,…khiến bạn phải mất thời gian cho việc luyện tập.

Một yếu tố nữa là thời điểm mùa cưới mỗi năm đều rơi vào giai đoạn thi cử của các bạn sinh viên nên áp lực vừa đi làm vừa học tập là rất lớn.

Mặc dù có những khó khăn là thế, tuy nhiên đây vẫn là nghề được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Ngoài khoảng thu nhập hấp dẫn, cơ hội được tiếp xúc với nhiều người cũng giúp các bạn có cơ hội được học hỏi nhiều hơn. Bên cạnh đó, hình dáng cử chỉ của cơ thể cũng trở nên nhẹ nhàng, tế nhị hơn.

Với những chia sẻ trên đây chắc bạn đã phần nào hiểu được nghề khánh tiết là gì rồi nhỉ. Đây chắc chắn là cơ hội tuyệt vời dành cho những bạn có ngoại hình lý tưởng đấy nhé.