nghe tiep thuc

Tìm Hiểu Nhân Viên Tiếp Thực Là Làm Gì Trong Nhà Hàng

Bạn chắc hẳn đã từng nghe đến nhân viên tiếp thực, thế nhưng bạn đã thực sự biết tiếp thực là gì và nhân viên tiếp thực là làm gì hay không? Hiểu được điều đó cho nên với bài viết này hy vọng có thể cung cấp đến bạn một số thông tin nhằm giải đáp những thắc mắc ở trên.

Tiếp thực là một bộ phận không còn quá xa lạ đối với những ai đã và đang làm việc ở nhà hàng. Tiếp thực được xem là một trong những bộ phận quan trọng giúp quá trình vận hành của khách sạn được diễn ra tốt đẹp. Ngoài ra, tiếp thực còn giúp hỗ trợ những bộ phận khác trong quá trình phục vụ khách hàng, nhất là ở những nhà hàng, khách sạn lớn.

Tiếp thực là gì?

Trước khi tìm hiểu nhân viên tiếp thực là làm gì thì chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm tiếp thực là gì? Hiểu một cách đơn giản, bộ phận tiếp thực là bộ phận trung gian giữa nhân viên phục vụ và bếp. Nhân viên tiếp thực có nhiệm vụ nhận order từ nhân viên phục vụ đưa vào bếp cũng như chuyển thức ăn đã được bếp thực hiện đến khu vực phục vụ. Ngoài ra, nhân viên tiếp thực còn có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên phục vụ setup dụng cụ phục vụ, giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc cùng nhiều công việc khác nhằm đảm bảo cho bữa ăn của khách hàng được diễn ra trọn vẹn nhất. Từ đó nâng cao hình ảnh, thương hiệu của khách sạn, nhà hàng mình đang làm việc.

Công việc của nhân viên tiếp thực

Một nhân viên tiếp thực thường sẽ có những công việc cụ thể như sau:

  1. Chuẩn bị gia vị ăn kèm của mỗi món ăn

Các món ăn thường sẽ có những gia vị ăn kèm riêng của nó và nhiệm vụ của nhân viên tiếp thực chính là chuẩn bị sẵn những gia vị này nhằm tiết kiệm thời gian trong quá trình phục vụ khách. Một số gia vị thường có như các loại nước chấm, nước sốt,… được pha theo đúng tỷ lệ riêng của nhà hàng và nhân viên tiếp thực nên nhờ bộ phận bếp nếm thử trước khi đưa ra phục vụ cho khách. Ngoài chuẩn bị, nhân viên tiếp thực cũng có nhiệm vụ bảo quản gia vị theo quy định, nhằm đảm bảo chất lượng của những gia vị đó.

  • Tiếp nhận order món ăn từ nhân viên phục vụ và chuyển vào bộ phận bếp

Trước khi chuyển order từ nhân viên phục vụ vào bếp, nhân viên tiếp thực cần kiểm tra và xác nhận thông tin order từ nhân viên phục vụ, nhằm đảm bảo có đủ thông tin để bếp thực hiện như số lượng, ghi chú,…

  • Chuyển thức ăn từ bếp đến khu vực phục vụ

Nhân viên tiếp thực cần kiểm tra chất lượng món ăn trước khi phục vụ khách hàng, ngoài ra bổ sung các gia vị đi kèm đúng với yêu cầu món ăn đó. Trong quá trình vận chuyển cần khéo léo, cẩn thận nhằm giữ được hương vị, cách trang trí ban đầu của món ăn. Bên cạnh đó, thông báo với nhân viên phục vụ được biết để họ tiến hành phục vụ. Có một lưu ý chính là cần đảm bảo đặt món ăn đúng bàn, đúng thứ tự gọi món.

  • Nắm bắt thông tin các món ăn

Việc nắm bắt thông tin các món ăn (nguyên liệu, cách chế biến, gia vị ăn kèm,…) để có thể trả lời cho khách hàng khi được hỏi. Nếu cảm thấy phân vân với câu trả lời, hãy xác nhận thông tin với bộ phận bếp trước khi giải đáp với khách hàng.

  • Kiểm tra lại hộp đựng thức ăn mang về của khách hàng, đảm bảo đúng món ăn, đầy đủ gia vị ăn kèm,…

Phần thức ăn mang về cũng là trường hợp dễ xảy ra sai sót. Nhân viên tiếp thực cần kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn rằng bếp đã chuẩn bị đúng món ăn, số lượng mà khách yêu cầu. Bên cạnh đó cần thêm đầy đủ các gia vị ăn kèm và cuối cùng, kiểm tra hộp đựng có chắc chắn chưa, đảm bảo thức ăn sẽ không bị đổ ra ngoài trong quá trình vận chuyển.

  • Giữ gìn vệ sinh khu vực ra món

Sắp xếp các dụng cụ đúng vị trí, dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc của mình.

  • Hỗ trợ các bộ phận khác nhằm mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất

Hỗ trợ bộ phận phục vụ chuẩn bị bàn ghế, các dụng cụ khi khách cần. Hỗ trợ bộ phận vệ sinh dọn dẹp, lau sàn nếu khách vô tình làm rơi, rớt thức ăn. Cùng nhiều công việc khác trong quá trình làm việc.

  • Thực hiện các công việc khác theo sự sắp xếp của giám sát, trưởng bộ phận.

Trong quá trình làm việc sẽ có thêm những công việc phát sinh mà giám sát., trưởng bộ phận có thể yêu cầu. Bạn cần thực hiện những công việc này trong khả năng, phù hợp với quy định của công ty.

Công việc của nhân viên tiếp thực nói khó khăn cũng không hẳn là khó khăn nhưng nói đơn giản cũng không phải là đúng. Việc nắm rõ các yêu cầu công việc sẽ giúp quá trình tạo cv xin việc làm của bạn được tốt hơn và sau một thời gian được nhận và làm việc, nếu kinh nghiệm được tích lũy cùng khả năng phát triển, bạn có thể được đề bạt lên những vị trí cao hơn.

Trên đây là một số thông tin về công việc của nhân viên tiếp thực là làm gì. Hy vọng có thể giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất đối với công việc này.