Tìm Hiểu Công Việc Của Barista Là Làm Gì?

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa Barista và Bartender khi nghĩ rằng đó chỉ là một công việc với tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, đây lại là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Vậy barista là gì? Công việc của barista là làm gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác nhất về nghề này nhé.

Barista là gì?

Barista lẫn bartender đều được gọi là người pha chế đồ uống. Tuy nhiên, nếu như bartender là người pha chế đồ uống có cồn thì barista là người pha chế cafe. Họ là người sáng tạo nên những tách cafe được trang trí các hình vẽ đầy tính nghệ thuật. Các loại thức uống được pha chế từ cafe như Cappuccino, Latte, Machiato, Mocha, Espresso conpanna,… qua bàn tay của người barista trở thành những tách cafe ngon, đẹp và thu hút sự yêu thích của giới trẻ hiện nay.

Công việc của barista là làm gì?

Nếu bạn cho rằng barista chỉ có nhiệm vụ là pha chế nên những tách cafe đầy tính nghệ thuật thì đó là một thiếu sót lớn. Công việc hàng ngày của barista nhiều hơn thế rất nhiều. Vậy đó là những nhiệm vụ nào?

– Kiểm tra số lượng cũng như chất lượng nguồn nguyên liệu cần thiết cho hoạt động thường ngày của cửa hàng.

– Kiểm tra dụng cụ, trang thiết bị, các loại máy móc phục vụ cho công việc pha chế của mình.

– Kết hợp cùng nhân viên phục vụ tư vấn, giải thích các loại thức uống đúng với nhu cầu, sở thích của khách hàng.

– Sáng tạo nên những loại thức uống mới, tăng thêm sự hấp dẫn, đa dạng cho menu.

– Đảm bảo thực hiện đúng những thao tác pha chế, kỹ năng trang trí, tạo hình nghệ thuật để tạo nên những sản phẩm bắt mắt, ngon miệng,…

– Đảm bảo vệ sinh các thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình pha chế, khu vực pha chế của mình trước và sau khi làm việc.

– Cùng các công việc khác phát sinh trong quá trình làm việc cũng như cấp trên đưa ra.

Yêu cầu cơ bản của barista

Đối với nhân viên barista, để có thể trở thành một nhân viên chuyên nghi cần có những yêu cầu cơ bản sau:

– Kiến thức chuyên môn: ngoài kiến thức về các loại cafe, công thức pha chế nên các loại đồ uống, barista cũng cần có kiến thức về các loại nguyên liệu đi kèm. Ngoài ra, thường xuyên tìm tòi, sáng tạo nên những công thức riêng sẽ giúp nâng cao cơ hội thăng tiến của bản thân.

– Tính cẩn thẩn, tỉ mỉ: Để có thể tạo nên một tách cafe ngon, người pha chế cần tỉ mỉ trong việc cân đo đong đếm các nguyên liệu cũng như trong quá trình pha chế. Chỉ với những liều lượng khác nhau đã có thể phá hỏng một tách cafe.

– Sự kiên trì, chịu khó: Để thành công với nghề barista này không phải là chuyện một sớm, một chiều mà đó là cả một quá trình luyện tập không ngừng nghỉ. Ngoài ra, để thành công với một công thức mới là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo. Những barista nổi tiếng hàng đầu đều cần trải qua quá trình luyện tập rất vất vả.

– Khả năng cảm vị tốt: Một barista chuyên nghiệp phải có khả năng cảm vị chính xác, để có thể mang đến những thức uống đúng màu sắc, hương vị.

– Năng khiếu: Nếu có năng khiếu nghệ thuật thì chính là một lợi thế tuyệt vời của bạn. Bởi vì ngoài hương vị, dấu ấn nghệ thuật trên mỗi tách cafe cũng mang đến danh tiếng riêng cho mỗi barista.

Ngoài năng khiếu, những yếu tố còn lại được hình thành đều do quá trình luyện tập, trau dồi kiến thức. Cho nên, nếu có đủ niềm đam mê, yêu thích bạn hoàn toàn có thể trở thành một barista chuyên nghiệp.

Cơ hội việc làm với nghề barista

Hiện nay, nghề barista đang rất được các bạn trẻ yêu thích. Ngoài hương vị, nhu cầu thỏa mãn thị giác cũng là một trong những yêu cầu của khách hàng. Cho nên các cửa hàng, quán cafe hay nhà hàng không ngần ngại chi thêm một khoảng lương cho các barista.

Bên cạnh đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các chuỗi cafe trên cả nước khiến nhu cầu về công việc này ngày càng tăng. Mang đến cơ hội việc làm rất lớn cho các bạn có đam mê với nghề barista này.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi công việc của barista là làm gì. Nếu bạn thực sự có niềm đam mê với nghề này thì đừng ngần ngại tìm kiếm cho mình một khóa học, trau dồi, rèn luyện thì thành công chắc chắn sẽ đến với bạn.

Học quản trị khách sạn ra trường làm gì?

Ngành quản trị khách sạn hiện là một trong những ngành học được rất nhiều bạn học sinh, sinh viên lựa chọn. Cho dù là học sinh, sinh viên hay phụ huynh đang muốn tham khảo ngành học này chắc chắn đều muốn biết học ngành quản trị khách sạn ra trường làm gì? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được những quyết định đúng nhất nhé.

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao ngành quản trị khách sạn lại được yêu thích đến như vậy? Vì sao có rất nhiều bạn khi đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề cho mình đều lựa chọn ngành quản trị khách sạn? Tất cả đều vì nhu cầu của ngành này đang rất lớn, bên cạnh đó, thu nhập hay khả năng phát triển của ngành này đều rất cao.

Học quản trị khách sạn ra trường làm gì?

Quản trị khách sạn là một trong những lĩnh vực của ngành du lịch. Mà du lịch dịch vụ được biết đến là một trong những ngành công nghiệp không khói. Chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập quốc dân và được nhà nước đánh giá là một ngành kinh tế trọng điểm.

Nguồn nhân lực của ngành du lịch vẫn đang ở tình trạng thiếu cả số lượng lẫn chất lượng. Chính vì thế, ngành này mang đến vô vàn cơ hội việc làm lẫn phát triển trong tương lai. Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn có thể làm việc ở những đơn vị hoặc tổ chức sau:

Khách sạn: Tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí của các khách sạn lớn nhỏ trên cả nước hoặc nước ngoài. Các vị trí mà bạn có thể lựa chọn như lễ tân, buồng phòng, bell man, nhà hàng trong khách sạn, bộ phận sales & marketing,… sau một thời gian làm việc, bạn hoàn toàn có thể được cân nhắc lên những vị trí cao hơn nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đơn vị mình làm việc như giám sát, trưởng bộ phận,…

Dịch vụ lưu trú khác: Ngoài khách sạn, bạn còn có thể ứng tuyển vào các đơn vị cung cấp các dịch vụ lưu trú khác như resort, khu nghỉ dưỡng, hostel, motel,…với những vị trí như lễ tân, buồng phòng, chăm sóc khách hàng,… cơ hội thăng tiến ở đây cũng rất nhanh nếu bạn nhanh chóng nắm bắt những yêu cầu của doanh nghiệp.

– Nhà hàng: Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, các nhà hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống cũng là một trong những địa chỉ mà bạn có thể ứng tuyển việc làm. Với những vị trí bạn có thể đảm nhận như nhân viên phục vụ, giám sát, phòng kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng,…

– Dịch vụ du lịch, lữ hành: Những kiến thức bạn được đào tạo trong quá trình học ngành quản trị khách sạn vẫn có thể đáp ứng yêu cầu của các đơn vị ngành dịch vụ du lịch, lữ hành như du thuyền, công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện,…Cho nên, đây cũng là một trong những nơi mà bạn có thể làm việc với những vị trí như quản lý tour, điều hành tour, nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng, bộ phận lên ý tưởng và tổ chức sự kiện,…

– Giảng viên: Sau khi ra trường, bạn có thể lựa chọn học cao lên và làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,… Đây cũng là một trong những lựa chọn của rất nhiều sinh viên hiện nay.

Làm việc tại các sở, ban ngành nhà nước có liên quan đến du lịch.

– Tự mở công ty riêng cho bản thân ở những lĩnh vực như lưu trú, lữ hành hay sự kiện.

Với những vị trí việc làm như trên, cơ hội thăng tiến trong công việc của bạn là rất cao. Chỉ cần sau một thời gian làm việc, bạn có đủ kinh nghiệm, năng lực đều có cơ hội được cân nhắc lên những vị trí cao hơn như giám sát, trưởng bộ phận. Thậm chí, khi bạn mới ra trường, bạn có thể đảm nhận những vị trí cao như trường phòng, trưởng nhà hàng,… nếu được nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực với mức lương hấp dẫn.

Nên hay không lựa chọn ngành quản trị khách sạn

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự phát triển của những lĩnh vực có liên quan và ngành dịch vụ lưu trú cũng không ngoại lệ. Mỗi năm, có hàng trăm cơ sở lưu trú mới được công nhận, kéo đó là nhu cầu về nhân lực cũng tăng theo.

Theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu nguồn nhân lực cho các khách sạn – nhà hàng vẫn tăng mạnh trong những năm tới, ít nhất là thêm 5 năm nữa.  Với số lượng sinh viên ra trường chỉ khoảng 15.000 người theo đúng chuyên ngành khách sạn – nhà hàng cũng chỉ mới đáp ứng được 37,5% nhu cầu thực tế của toàn ngành hiện nay. Trong số đó chưa kể đến một lượng lớn không đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức lẫn ngoại ngữ chuyên ngành ( chiếm gần 90%).

Chính vì thế, nếu bạn có sự yêu thích, niềm đam mê với ngành này, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn và phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cần trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn trên ghế nhà trường để có thể đáp ứng nhu cầu của ngành cũng như nâng cao cơ hội có được những công việc đúng như mình mong muốn với nguồn thu nhập hấp dẫn.

Với những chia sẻ trên đây hi vọng bạn đã phần nào giải quyết được thắc mắc về việc học quản trị khách sạn ra trường làm gì cũng như có nên lựa chọn học ngành này hay không. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những quyết định đúng đắn cho tương lai của mình nhé.

nganh quan tri nha hang khach san

Ngành Quản Trị Khách Sạn Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Như Thế Nào?

Một vòng tham khảo các ngành học hiện nay, bạn sẽ thấy ngành quản trị khách sạn là một trong những ngành rất “hot”, thu hút đông các bạn sinh viên lựa chọn. Nhưng bạn không biết ngành quản trị khách sạn là gì? Cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường là sẽ như thế nào? Vậy thì cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Du lịch là một trong những “ngành công nghiệp không khói” có sự phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Với du lịch, bạn có nhiều cơ hội việc làm như lữ hành, sự kiện và đặc biệt là lưu trú, khi sự gia tăng số lượng các cơ sở lưu trú ở nước ta rất cao. Theo đó, ngành học quản trị khách sạn trở thành một trong những ngành học được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Ngành quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn là những hoạt động quản lý bao gồm các lĩnh vực ăn uống, lưu trú cùng những lĩnh vực liên quan đến du lịch và nghỉ ngơi, làm sao để đảm bảo được sự duy trì và phát triển ổn định. Bạn cần có sự nhanh nhạy cùng với khả năng quan sát, nắm bắt tâm lý khách hàng, bên cạnh đó là khả năng ứng biến, xử lý nhanh các tình huống xảy ra sẽ thích hợp với ngành này. Đặc biệt cần có niềm đam mê, yêu thích với ngành này mới có thể đem đến cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.

Học ngành quản trị khách sạn sẽ được học những kiến thức liên quan đến khách sạn, nhà hàng như quản lý hệ thống phòng, nhân viên cùng những lĩnh vực liên quan như tổ chức sự kiện, ẩm thực, giao tiếp, xử lý tình huống,…. Ngoài ra, bạn còn được cung cấp kiến thức về du lịch, các danh lam, thắng cảnh trong nước và thế giới. Bạn sẽ được đào tạo cả về lý thuyết lẫn nghiệp vụ cho từng vị trí tương ứng như lễ tân, buồng phòng, nhà hàng, lữ hành,…

Hiện nay, trên cả nước có gần 170 trường đại học có đào tạo ngành quản trị khách sạn, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một địa chỉ học cụ thể phù hợp với nhu cầu, sở thích cũng như khả năng của bản thân.

Học ngành quản trị khách sạn ra trường sẽ làm việc gì, ở đâu?

Sau khi ra trường, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở kinh doanh lưu trú như khách sạn, resort,…hoặc tại các doanh nghiệp lữ hành, hãng vận chuyển, nhà hàng, công ty tổ chức sự kiện,… hoặc làm hướng dẫn viên tự do. Ngoài ra, bạn có thể làm việc tại các cơ sở, ban ngành nhà nước,…liên quan đến du lịch. Một số bạn sẽ lựa chọn học nâng cao và làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,…

Với những vị trí như nhân viên, giám sát, trưởng phòng hoặc quản lý, giám đốc điều hành, bạn đều có thể lựa chọn ứng tuyển. Bên cạnh sự đa dạng, đây là công việc có sự thăng tiến rất nhanh, chỉ với thời gian làm việc từ 6 – 12 tháng, bạn đã có cơ hội được cân nhắc lên những vị trí cao hơn.

Cơ hội việc làm của ngành quản trị khách sạn

Du lịch nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không những sự gia tăng khách nội địa mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng rất lớn. Trong năm 2018, có đến 15,5 triệu khách quốc tế đến nước ta, so với năm trước đã tăng 19,9% (tương đương 2,6 triệu lượt khách).

Sự phát triển về du lịch kéo theo sự gia tăng của số lượng cơ sở lưu trú. Chỉ tính riêng năm 2018, trong phân khúc từ 3 – 5 sao đã có 113 cơ sở lưu trú được công nhận trên cả nước, trong đó, hạng 5 sao có 26 cơ sở lưu trú và hạng 4 sao có 35 cơ sở lưu trú. Hiện tại nước ta có trên 28.000 kinh doanh cơ sở dịch vụ lưu trú, với tổng số 550.000 phòng, tăng 0,4% so với năm 2017 tương đương tăng 2.400 cơ sở lưu trú được cơ quan chức năng thống kê. Trong số đó, hạng 5 sao có 145 cơ sở lưu trú với 47.111 buồng phòng và hạng 4 sao có 267 cơ sở lưu trú với 35.467 buồng phòng.

Ngoài ra, lực lượng nhân sự trong ngành du lịch nói chung và ngành lưu trú nói riêng vẫn còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì thế, cơ hội việc làm trong ngành này là rất cao.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã phần nào hiểu được ngành quản trị khách sạn là gì cũng như thấy được tiềm năng phát triển của ngành này trong tương lai để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Thế Nào Là Ngành Dịch Vụ Và Những Kiến Thức Liên Quan

Ngành dịch vụ có thể là từ bạn đã được nghe rất nhiều, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến du lịch, phục vụ con người,… thế nhưng bản chất thực sự của ngành này là như thế nào có lẽ bạn vẫn chưa hiểu hết. Cho nên, nếu có nhu cầu, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là ngành dịch vụ không phải ai cũng có được câu trả lời chính xác. Nếu như trước giờ mọi người vẫn nghĩ rằng, các lĩnh vực liên quan đến phục vụ con người sẽ được xem là ngành dịch vụ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, ngành dịch vụ còn rộng lớn hơn rất nhiều.

Định nghĩa ngành dịch vụ

Nếu như bạn nghĩ rằng những hoạt động phục vụ khách hàng là ngành dịch vụ thì là một sự thiếu sót lớn. Dịch vụ chỉ tất cả các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần cùng nhiều lĩnh vực khác trong thị trường, đó có thể là cung ứng lao động, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật,… nó phát triển cả trong những lĩnh vực mang tính chất riêng tư như tư vấn sức khỏe,…

Ngành dịch vụ được xem là ngành công nghiệp không khói, có sự đóng góp rất lớn trong tổng sản phẩm quốc dân và ngày càng gia tăng. Ngành này không gây hại đến môi trường xung quanh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, không thua kém gì những ngành công nghiệp khác. Nước ta đang rất chú trọng đến ngành này và được nhà nước xem là ngành kinh tế mũi nhọn.

Đặc điểm ngành dịch vụ

  1. Tính phi vật chất

Ngành dịch vụ cũng được xem là ngành công nghiệp, bởi vì nó tạo ra sản phẩm như những ngành khác, tuy nhiên, nó tạo ra những sản phẩm mang tính phi vật chất, vô hình. Nó không có hình thái cụ thể như những sản phẩm của những ngành khác, ví dụ như sản xuất giày dép, bạn sẽ thấy được sản phẩm là những đôi giày, đôi dép. Chính vì thế, bạn không thể thấy được cũng như sờ, chạm vào sản phẩm của ngành dịch vụ mà chỉ có thể cảm nhận bằng trải nghiệm của mình. Ví dụ như sản phẩm của khách sạn là dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống.

  • Tính không đồng nhất

Sản phẩm ngành dịch vụ mang tính không đồng nhất. Cùng với một sản phẩm mà đối tượng khách hàng khác nhau tùy thuộc vào trình độ, sự hiểu biết, tính cách, thái độ,… khác nhau mà sẽ nhận được những trải nghiệm khác nhau cho cùng một dịch vụ. Ngoài ra, nhà cung cấp, thái độ nhân viên phục vụ,…khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả trải nghiệm của bạn.

Khác với các ngành khác, với cùng một công ty sản xuất, một loại mặt hàng sẽ cho ra các sản phẩm giống nhau. Ví dụ như công ty sản xuất giày sẽ cho 1 loạt các đôi giày giống nhau với cùng chất lượng.

  • Tính đồng thời

Tính đồng thời của ngành dịch vụ có nghĩa là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời với nhau. Ví dụ như khi bạn mua dịch vụ lưu trú của khách sạn, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra khi bạn sử dụng các dịch vụ của khách sạn đó.

Còn với những sản phẩm của ngành công nghiệp hay nông nghiệp cần phải mất một thời gian để sản xuất. Sau đó lưu trữ và bán ra thị trường. Tức là quá trình sản xuất và tiêu thụ tách biệt nhau hoàn toàn.

  • Tính không lưu trữ

Nếu như sản phẩm hiện hình bạn có thể lưu trữ kho cũng như tồn hàng thì sản phẩm ngành dịch vụ không thể lưu trữ được cũng như không có hàng tồn kho. Bởi vì sản phẩm ngành dịch vụ có tính chất vô hình, bên cạnh đó là tính sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, mà như vậy thì không thể lưu trữ cũng như tồn hàng.

Ngành dịch vụ bao gồm những ngành nào?

Ở nước ta hiện đang có một số ngành dịch vụ như sau:

– Ngành dịch vụ kinh doanh bao gồm các ngành ngân hàng, bảo hiểm, du lịch,…

– Ngành dịch vụ công là những ngành của nhà nước như dịch vụ làm giấy tờ, cấp phép tại các ban ngành, cơ sở,…

– Ngành dịch vụ tiêu dùng là những ngành phục vụ cho người dân như điện, nước, văn hóa, xã hội,…

Hiểu được thế nào là ngành dịch vụ có thể giúp bạn đánh giá được những yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm của mình từ đó có những điều điều chỉnh hợp lý nhất.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn liên quan đến câu hỏi thế nào là ngành dịch vụ. Mặc dù không thể cung cấp một cách chi tiết nhất thế nhưng qua bài viết này, bạn cũng phần nào hiểu được về ngành dịch vụ cũng như những đặc điểm liên quan đến nó.

Tìm hiểu : Ngành tiếp thực là gì?

Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới – Câu trả lời đúng nhất

Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới là câu hỏi rất nhiều người đặt ra cho bản thân khi gặp khó khăn trong công việc. Chắc hẳn nhiều bạn đang tìm cho mình những lời khuyên bổ ích. Để giúp các bạn có thể nhanh chóng đưa ra quyết định. Bài viết sau sẽ là câu trả lời đúng nhất, bạn hãy xem qua nhé!

Công việc hiện tại của bạn như thế nào?

Thứ nhất: Công việc hiện tại của bạn có thực sự vượt mức chịu đựng của bản thân. Chẳng hạn như: chúng ta không tìm được niềm vui hay động lực nào để làm việc thật hiệu quả. Cảm thấy tương lai mù mịt với công việc hiện tại. Đôi khi bạn chỉ làm việc cho có mà không hề để tâm đến thành hay bại. Nếu rơi vào những trường hợp này, bạn có thể nghỉ việc ngay lập tức. Bởi nếu bạn tiếp tục công việc mà không để tâm trí vào thì không những giết chết thời gian của bản thân. Mà nó còn không đem lại lợi ích cho người khác.

Còn nếu hiện tại bạn gặp những vấn đề chẳng hạn như: sếp hay la mắng, đồng nghiệp ganh đua, hơn thua hay cãi cọ… Mà bạn vẫn còn đặt tâm trí vào công việc mình làm cho thật hiệu quả. Thì bạn hãy nên tiếp tục và khéo léo ứng xử để tránh những xung đột xảy ra. Bởi khi chúng ta chấp nhận làm việc thì những va chạm là điều không tránh khỏi. Khi tìm được công việc mới tin chắc rằng những việc như thế sẽ vẫn lại tiếp diễn. Vậy thì tại sao? Chúng ta lại từ bỏ công việc dễ dàng vì những chuyện không đáng.

Thứ hai: Xem xét lại công việc hiện tại bạn đang làm có thuộc nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng liên tục hay không. Như thế khi nghỉ việc bạn có thể dễ dàng tìm việc mới nhanh hơn mà không sợ “đói” trong khi mỏi mòn tìm việc. Bên cạnh đó, kinh nghiệm hiện tại của bản thân có đáp ứng được yêu cầu công việc ở môi trường khác. Tránh tình trạng chỉ vừa mới làm vài tháng, kinh nghiệm thì không nhiều. Chắc chắn đây là vấn đề được đào sâu khi bạn tìm việc mới. Các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra hàng loạt câu hỏi như: tại sao em nghỉ việc ở công ty này?  Kinh nghiệm làm việc bao lâu? Với kinh nghiệm như thế em sẽ đáp ứng công việc gì?…Và bạn sẽ bị rơi vào tình trạng “dở dở ương ương”.

Trả lời cho câu hỏi có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới

Bạn chính là người duy nhất có thể trả lời cho câu hỏi có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới. Bởi chỉ bạn mới hiểu rõ những vấn đề mà bản thân mình gặp phải. Cùng một quyết định nhưng có người lại thành công nhưng cũng có người lại thất bại. Đó là do vấn đề và điểm xuất phát của mỗi người là khác nhau. Nên bạn phải xác định rõ là do bạn không yêu công việc hay là do những nguyên nhân khác.

Hãy xem qua những lời chia sẻ của shark Hưng (Phó chủ tịch Hội đồng quản trị CEN GROUP) để làm lời khuyên cho bản thân:

“Làm công việc  mình ghét chính là lãng phí tuổi trẻ!”.

“Tôi khuyên các bạn nếu thấy công việc không thoải mái, không hợp với bản thân mình thì hãy rút luôn để đổi công việc khác, thậm chí nghỉ luôn ngay khi chưa tìm được công việc mới. Không nên cố gắng níu kéo vì điều đó chỉ làm mất thời gian của chúng ta.” 

Những vấn đề nào thường gặp sau khi nghỉ việc?

Chi phí sinh hoạt trong quá trình tìm việc: Bạn nên lên kế hoạch để chi tiêu hợp lí sau khi nghỉ việc. Để tránh tình trạng chưa tìm được việc mà đã “cháy túi”. Như thế dễ gây cho bạn sự hoang mang, lo lắng.

Nổi lo mang tên “ thất nghiệp”: Có thể nhiều người cho rằng bạn đang thất nghiệp. Hoặc đôi khi chính bản thân bạn cũng chạnh lòng khi nhìn thấy bạn bè xung quanh đang tất bật với công việc. Còn mình thì đang loay hoay tìm việc mà không biết trước tương lai. Bạn nên dừng những nổi lo này lại ngay, và tập trung tìm việc là điều thiết thực. Phải nhớ rằng ngoài kia chẳng thiếu việc cho bạn làm, chẳng qua là chúng ta vẫn từ từ đi đến và sẽ tìm được. Bằng chính những nỗ lực không bao giờ từ bỏ.

Hi vọng bài viết sẽ tạo thêm động lực và giúp cho những ai đang mất phương hướng trong công việc. Hãy nên nhớ rằng dù làm việc hay nghỉ việc chúng ta vẫn giữ vững lòng kiên định, hướng đến tương lai. Bởi ai kiên nhẫn đến sau cùng đó là kẻ chiến thắng. Chúc bạn thành công và tìm được công việc ưng ý nhất.

Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới là câu hỏi rất nhiều người đặt ra cho bản thân khi gặp khó khăn trong công việc. Chắc hẳn nhiều bạn đang tìm cho mình những lời khuyên bổ ích. Để giúp các bạn có thể nhanh chóng đưa ra quyết định. Bài viết sau sẽ là câu trả lời đúng nhất, bạn hãy xem qua nhé!

Công việc hiện tại của bạn như thế nào?

Thứ nhất: Công việc hiện tại của bạn có thực sự vượt mức chịu đựng của bản thân. Chẳng hạn như: chúng ta không tìm được niềm vui hay động lực nào để làm việc thật hiệu quả. Cảm thấy tương lai mù mịt với công việc hiện tại. Đôi khi bạn chỉ làm việc cho có mà không hề để tâm đến thành hay bại. Nếu rơi vào những trường hợp này, bạn có thể nghỉ việc ngay lập tức. Bởi nếu bạn tiếp tục công việc mà không để tâm trí vào thì không những giết chết thời gian của bản thân. Mà nó còn không đem lại lợi ích cho người khác.

Còn nếu hiện tại bạn gặp những vấn đề chẳng hạn như: sếp hay la mắng, đồng nghiệp ganh đua, hơn thua hay cãi cọ… Mà bạn vẫn còn đặt tâm trí vào công việc mình làm cho thật hiệu quả. Thì bạn hãy nên tiếp tục và khéo léo ứng xử để tránh những xung đột xảy ra. Bởi khi chúng ta chấp nhận làm việc thì những va chạm là điều không tránh khỏi. Khi tìm được công việc mới tin chắc rằng những việc như thế sẽ vẫn lại tiếp diễn. Vậy thì tại sao? Chúng ta lại từ bỏ công việc dễ dàng vì những chuyện không đáng.

Thứ hai: Xem xét lại công việc hiện tại bạn đang làm có thuộc nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng liên tục hay không. Như thế khi nghỉ việc bạn có thể dễ dàng tìm việc mới nhanh hơn mà không sợ “đói” trong khi mỏi mòn tìm việc. Bên cạnh đó, kinh nghiệm hiện tại của bản thân có đáp ứng được yêu cầu công việc ở môi trường khác. Tránh tình trạng chỉ vừa mới làm vài tháng, kinh nghiệm thì không nhiều. Chắc chắn đây là vấn đề được đào sâu khi bạn tìm việc mới. Các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra hàng loạt câu hỏi như: tại sao em nghỉ việc ở công ty này?  Kinh nghiệm làm việc bao lâu? Với kinh nghiệm như thế em sẽ đáp ứng công việc gì?…Và bạn sẽ bị rơi vào tình trạng “dở dở ương ương”.

Trả lời cho câu hỏi có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới

Bạn chính là người duy nhất có thể trả lời cho câu hỏi có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới. Bởi chỉ bạn mới hiểu rõ những vấn đề mà bản thân mình gặp phải. Cùng một quyết định nhưng có người lại thành công nhưng cũng có người lại thất bại. Đó là do vấn đề và điểm xuất phát của mỗi người là khác nhau. Nên bạn phải xác định rõ là do bạn không yêu công việc hay là do những nguyên nhân khác.

Hãy xem qua những lời chia sẻ của shark Hưng (Phó chủ tịch Hội đồng quản trị CEN GROUP) để làm lời khuyên cho bản thân:

“Làm công việc  mình ghét chính là lãng phí tuổi trẻ!”.

“Tôi khuyên các bạn nếu thấy công việc không thoải mái, không hợp với bản thân mình thì hãy rút luôn để đổi công việc khác, thậm chí nghỉ luôn ngay khi chưa tìm được công việc mới. Không nên cố gắng níu kéo vì điều đó chỉ làm mất thời gian của chúng ta.” 

Những vấn đề nào thường gặp sau khi nghỉ việc?

Chi phí sinh hoạt trong quá trình tìm việc: Bạn nên lên kế hoạch để chi tiêu hợp lí sau khi nghỉ việc. Để tránh tình trạng chưa tìm được việc mà đã “cháy túi”. Như thế dễ gây cho bạn sự hoang mang, lo lắng.

Nổi lo mang tên “ thất nghiệp”: Có thể nhiều người cho rằng bạn đang thất nghiệp. Hoặc đôi khi chính bản thân bạn cũng chạnh lòng khi nhìn thấy bạn bè xung quanh đang tất bật với công việc. Còn mình thì đang loay hoay tìm việc mà không biết trước tương lai. Bạn nên dừng những nổi lo này lại ngay, và tập trung tìm việc là điều thiết thực. Phải nhớ rằng ngoài kia chẳng thiếu việc cho bạn làm, chẳng qua là chúng ta vẫn từ từ đi đến và sẽ tìm được. Bằng chính những nỗ lực không bao giờ từ bỏ.

Hi vọng bài viết sẽ tạo thêm động lực và giúp cho những ai đang mất phương hướng trong công việc. Hãy nên nhớ rằng dù làm việc hay nghỉ việc chúng ta vẫn giữ vững lòng kiên định, hướng đến tương lai. Bởi ai kiên nhẫn đến sau cùng đó là kẻ chiến thắng. Chúc bạn thành công và tìm được công việc ưng ý nhất.