Thế Nào Là Ngành Dịch Vụ Và Những Kiến Thức Liên Quan

Ngành dịch vụ có thể là từ bạn đã được nghe rất nhiều, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến du lịch, phục vụ con người,… thế nhưng bản chất thực sự của ngành này là như thế nào có lẽ bạn vẫn chưa hiểu hết. Cho nên, nếu có nhu cầu, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là ngành dịch vụ không phải ai cũng có được câu trả lời chính xác. Nếu như trước giờ mọi người vẫn nghĩ rằng, các lĩnh vực liên quan đến phục vụ con người sẽ được xem là ngành dịch vụ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, ngành dịch vụ còn rộng lớn hơn rất nhiều.

Định nghĩa ngành dịch vụ

Nếu như bạn nghĩ rằng những hoạt động phục vụ khách hàng là ngành dịch vụ thì là một sự thiếu sót lớn. Dịch vụ chỉ tất cả các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần cùng nhiều lĩnh vực khác trong thị trường, đó có thể là cung ứng lao động, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật,… nó phát triển cả trong những lĩnh vực mang tính chất riêng tư như tư vấn sức khỏe,…

Ngành dịch vụ được xem là ngành công nghiệp không khói, có sự đóng góp rất lớn trong tổng sản phẩm quốc dân và ngày càng gia tăng. Ngành này không gây hại đến môi trường xung quanh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, không thua kém gì những ngành công nghiệp khác. Nước ta đang rất chú trọng đến ngành này và được nhà nước xem là ngành kinh tế mũi nhọn.

Đặc điểm ngành dịch vụ

  1. Tính phi vật chất

Ngành dịch vụ cũng được xem là ngành công nghiệp, bởi vì nó tạo ra sản phẩm như những ngành khác, tuy nhiên, nó tạo ra những sản phẩm mang tính phi vật chất, vô hình. Nó không có hình thái cụ thể như những sản phẩm của những ngành khác, ví dụ như sản xuất giày dép, bạn sẽ thấy được sản phẩm là những đôi giày, đôi dép. Chính vì thế, bạn không thể thấy được cũng như sờ, chạm vào sản phẩm của ngành dịch vụ mà chỉ có thể cảm nhận bằng trải nghiệm của mình. Ví dụ như sản phẩm của khách sạn là dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống.

  • Tính không đồng nhất

Sản phẩm ngành dịch vụ mang tính không đồng nhất. Cùng với một sản phẩm mà đối tượng khách hàng khác nhau tùy thuộc vào trình độ, sự hiểu biết, tính cách, thái độ,… khác nhau mà sẽ nhận được những trải nghiệm khác nhau cho cùng một dịch vụ. Ngoài ra, nhà cung cấp, thái độ nhân viên phục vụ,…khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả trải nghiệm của bạn.

Khác với các ngành khác, với cùng một công ty sản xuất, một loại mặt hàng sẽ cho ra các sản phẩm giống nhau. Ví dụ như công ty sản xuất giày sẽ cho 1 loạt các đôi giày giống nhau với cùng chất lượng.

  • Tính đồng thời

Tính đồng thời của ngành dịch vụ có nghĩa là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời với nhau. Ví dụ như khi bạn mua dịch vụ lưu trú của khách sạn, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra khi bạn sử dụng các dịch vụ của khách sạn đó.

Còn với những sản phẩm của ngành công nghiệp hay nông nghiệp cần phải mất một thời gian để sản xuất. Sau đó lưu trữ và bán ra thị trường. Tức là quá trình sản xuất và tiêu thụ tách biệt nhau hoàn toàn.

  • Tính không lưu trữ

Nếu như sản phẩm hiện hình bạn có thể lưu trữ kho cũng như tồn hàng thì sản phẩm ngành dịch vụ không thể lưu trữ được cũng như không có hàng tồn kho. Bởi vì sản phẩm ngành dịch vụ có tính chất vô hình, bên cạnh đó là tính sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, mà như vậy thì không thể lưu trữ cũng như tồn hàng.

Ngành dịch vụ bao gồm những ngành nào?

Ở nước ta hiện đang có một số ngành dịch vụ như sau:

– Ngành dịch vụ kinh doanh bao gồm các ngành ngân hàng, bảo hiểm, du lịch,…

– Ngành dịch vụ công là những ngành của nhà nước như dịch vụ làm giấy tờ, cấp phép tại các ban ngành, cơ sở,…

– Ngành dịch vụ tiêu dùng là những ngành phục vụ cho người dân như điện, nước, văn hóa, xã hội,…

Hiểu được thế nào là ngành dịch vụ có thể giúp bạn đánh giá được những yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm của mình từ đó có những điều điều chỉnh hợp lý nhất.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn liên quan đến câu hỏi thế nào là ngành dịch vụ. Mặc dù không thể cung cấp một cách chi tiết nhất thế nhưng qua bài viết này, bạn cũng phần nào hiểu được về ngành dịch vụ cũng như những đặc điểm liên quan đến nó.

Tìm hiểu : Ngành tiếp thực là gì?