Ngành quản trị khách sạn hiện là một trong những ngành học được rất nhiều bạn học sinh, sinh viên lựa chọn. Cho dù là học sinh, sinh viên hay phụ huynh đang muốn tham khảo ngành học này chắc chắn đều muốn biết học ngành quản trị khách sạn ra trường làm gì? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được những quyết định đúng nhất nhé.
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao ngành quản trị khách sạn lại được yêu thích đến như vậy? Vì sao có rất nhiều bạn khi đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề cho mình đều lựa chọn ngành quản trị khách sạn? Tất cả đều vì nhu cầu của ngành này đang rất lớn, bên cạnh đó, thu nhập hay khả năng phát triển của ngành này đều rất cao.
Học quản trị khách sạn ra trường làm gì?
Quản trị khách sạn là một trong những lĩnh vực của ngành du lịch. Mà du lịch dịch vụ được biết đến là một trong những ngành công nghiệp không khói. Chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập quốc dân và được nhà nước đánh giá là một ngành kinh tế trọng điểm.
Nguồn nhân lực của ngành du lịch vẫn đang ở tình trạng thiếu cả số lượng lẫn chất lượng. Chính vì thế, ngành này mang đến vô vàn cơ hội việc làm lẫn phát triển trong tương lai. Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn có thể làm việc ở những đơn vị hoặc tổ chức sau:
– Khách sạn: Tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí của các khách sạn lớn nhỏ trên cả nước hoặc nước ngoài. Các vị trí mà bạn có thể lựa chọn như lễ tân, buồng phòng, bell man, nhà hàng trong khách sạn, bộ phận sales & marketing,… sau một thời gian làm việc, bạn hoàn toàn có thể được cân nhắc lên những vị trí cao hơn nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đơn vị mình làm việc như giám sát, trưởng bộ phận,…
– Dịch vụ lưu trú khác: Ngoài khách sạn, bạn còn có thể ứng tuyển vào các đơn vị cung cấp các dịch vụ lưu trú khác như resort, khu nghỉ dưỡng, hostel, motel,…với những vị trí như lễ tân, buồng phòng, chăm sóc khách hàng,… cơ hội thăng tiến ở đây cũng rất nhanh nếu bạn nhanh chóng nắm bắt những yêu cầu của doanh nghiệp.
– Nhà hàng: Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, các nhà hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống cũng là một trong những địa chỉ mà bạn có thể ứng tuyển việc làm. Với những vị trí bạn có thể đảm nhận như nhân viên phục vụ, giám sát, phòng kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng,…
– Dịch vụ du lịch, lữ hành: Những kiến thức bạn được đào tạo trong quá trình học ngành quản trị khách sạn vẫn có thể đáp ứng yêu cầu của các đơn vị ngành dịch vụ du lịch, lữ hành như du thuyền, công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện,…Cho nên, đây cũng là một trong những nơi mà bạn có thể làm việc với những vị trí như quản lý tour, điều hành tour, nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng, bộ phận lên ý tưởng và tổ chức sự kiện,…
– Giảng viên: Sau khi ra trường, bạn có thể lựa chọn học cao lên và làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,… Đây cũng là một trong những lựa chọn của rất nhiều sinh viên hiện nay.
– Làm việc tại các sở, ban ngành nhà nước có liên quan đến du lịch.
– Tự mở công ty riêng cho bản thân ở những lĩnh vực như lưu trú, lữ hành hay sự kiện.
Với những vị trí việc làm như trên, cơ hội thăng tiến trong công việc của bạn là rất cao. Chỉ cần sau một thời gian làm việc, bạn có đủ kinh nghiệm, năng lực đều có cơ hội được cân nhắc lên những vị trí cao hơn như giám sát, trưởng bộ phận. Thậm chí, khi bạn mới ra trường, bạn có thể đảm nhận những vị trí cao như trường phòng, trưởng nhà hàng,… nếu được nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực với mức lương hấp dẫn.
Nên hay không lựa chọn ngành quản trị khách sạn
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự phát triển của những lĩnh vực có liên quan và ngành dịch vụ lưu trú cũng không ngoại lệ. Mỗi năm, có hàng trăm cơ sở lưu trú mới được công nhận, kéo đó là nhu cầu về nhân lực cũng tăng theo.
Theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu nguồn nhân lực cho các khách sạn – nhà hàng vẫn tăng mạnh trong những năm tới, ít nhất là thêm 5 năm nữa. Với số lượng sinh viên ra trường chỉ khoảng 15.000 người theo đúng chuyên ngành khách sạn – nhà hàng cũng chỉ mới đáp ứng được 37,5% nhu cầu thực tế của toàn ngành hiện nay. Trong số đó chưa kể đến một lượng lớn không đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức lẫn ngoại ngữ chuyên ngành ( chiếm gần 90%).
Chính vì thế, nếu bạn có sự yêu thích, niềm đam mê với ngành này, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn và phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cần trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn trên ghế nhà trường để có thể đáp ứng nhu cầu của ngành cũng như nâng cao cơ hội có được những công việc đúng như mình mong muốn với nguồn thu nhập hấp dẫn.
Với những chia sẻ trên đây hi vọng bạn đã phần nào giải quyết được thắc mắc về việc học quản trị khách sạn ra trường làm gì cũng như có nên lựa chọn học ngành này hay không. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những quyết định đúng đắn cho tương lai của mình nhé.