Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa Barista và Bartender khi nghĩ rằng đó chỉ là một công việc với tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, đây lại là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Vậy barista là gì? Công việc của barista là làm gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác nhất về nghề này nhé.
Barista là gì?
Barista lẫn bartender đều được gọi là người pha chế đồ uống. Tuy nhiên, nếu như bartender là người pha chế đồ uống có cồn thì barista là người pha chế cafe. Họ là người sáng tạo nên những tách cafe được trang trí các hình vẽ đầy tính nghệ thuật. Các loại thức uống được pha chế từ cafe như Cappuccino, Latte, Machiato, Mocha, Espresso conpanna,… qua bàn tay của người barista trở thành những tách cafe ngon, đẹp và thu hút sự yêu thích của giới trẻ hiện nay.
Công việc của barista là làm gì?
Nếu bạn cho rằng barista chỉ có nhiệm vụ là pha chế nên những tách cafe đầy tính nghệ thuật thì đó là một thiếu sót lớn. Công việc hàng ngày của barista nhiều hơn thế rất nhiều. Vậy đó là những nhiệm vụ nào?
– Kiểm tra số lượng cũng như chất lượng nguồn nguyên liệu cần thiết cho hoạt động thường ngày của cửa hàng.
– Kiểm tra dụng cụ, trang thiết bị, các loại máy móc phục vụ cho công việc pha chế của mình.
– Kết hợp cùng nhân viên phục vụ tư vấn, giải thích các loại thức uống đúng với nhu cầu, sở thích của khách hàng.
– Sáng tạo nên những loại thức uống mới, tăng thêm sự hấp dẫn, đa dạng cho menu.
– Đảm bảo thực hiện đúng những thao tác pha chế, kỹ năng trang trí, tạo hình nghệ thuật để tạo nên những sản phẩm bắt mắt, ngon miệng,…
– Đảm bảo vệ sinh các thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình pha chế, khu vực pha chế của mình trước và sau khi làm việc.
– Cùng các công việc khác phát sinh trong quá trình làm việc cũng như cấp trên đưa ra.
Yêu cầu cơ bản của barista
Đối với nhân viên barista, để có thể trở thành một nhân viên chuyên nghi cần có những yêu cầu cơ bản sau:
– Kiến thức chuyên môn: ngoài kiến thức về các loại cafe, công thức pha chế nên các loại đồ uống, barista cũng cần có kiến thức về các loại nguyên liệu đi kèm. Ngoài ra, thường xuyên tìm tòi, sáng tạo nên những công thức riêng sẽ giúp nâng cao cơ hội thăng tiến của bản thân.
– Tính cẩn thẩn, tỉ mỉ: Để có thể tạo nên một tách cafe ngon, người pha chế cần tỉ mỉ trong việc cân đo đong đếm các nguyên liệu cũng như trong quá trình pha chế. Chỉ với những liều lượng khác nhau đã có thể phá hỏng một tách cafe.
– Sự kiên trì, chịu khó: Để thành công với nghề barista này không phải là chuyện một sớm, một chiều mà đó là cả một quá trình luyện tập không ngừng nghỉ. Ngoài ra, để thành công với một công thức mới là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo. Những barista nổi tiếng hàng đầu đều cần trải qua quá trình luyện tập rất vất vả.
– Khả năng cảm vị tốt: Một barista chuyên nghiệp phải có khả năng cảm vị chính xác, để có thể mang đến những thức uống đúng màu sắc, hương vị.
– Năng khiếu: Nếu có năng khiếu nghệ thuật thì chính là một lợi thế tuyệt vời của bạn. Bởi vì ngoài hương vị, dấu ấn nghệ thuật trên mỗi tách cafe cũng mang đến danh tiếng riêng cho mỗi barista.
Ngoài năng khiếu, những yếu tố còn lại được hình thành đều do quá trình luyện tập, trau dồi kiến thức. Cho nên, nếu có đủ niềm đam mê, yêu thích bạn hoàn toàn có thể trở thành một barista chuyên nghiệp.
Cơ hội việc làm với nghề barista
Hiện nay, nghề barista đang rất được các bạn trẻ yêu thích. Ngoài hương vị, nhu cầu thỏa mãn thị giác cũng là một trong những yêu cầu của khách hàng. Cho nên các cửa hàng, quán cafe hay nhà hàng không ngần ngại chi thêm một khoảng lương cho các barista.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các chuỗi cafe trên cả nước khiến nhu cầu về công việc này ngày càng tăng. Mang đến cơ hội việc làm rất lớn cho các bạn có đam mê với nghề barista này.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi công việc của barista là làm gì. Nếu bạn thực sự có niềm đam mê với nghề này thì đừng ngần ngại tìm kiếm cho mình một khóa học, trau dồi, rèn luyện thì thành công chắc chắn sẽ đến với bạn.