nghe tiep thuc

Tìm Hiểu Nhân Viên Tiếp Thực Là Làm Gì Trong Nhà Hàng

Bạn chắc hẳn đã từng nghe đến nhân viên tiếp thực, thế nhưng bạn đã thực sự biết tiếp thực là gì và nhân viên tiếp thực là làm gì hay không? Hiểu được điều đó cho nên với bài viết này hy vọng có thể cung cấp đến bạn một số thông tin nhằm giải đáp những thắc mắc ở trên.

Tiếp thực là một bộ phận không còn quá xa lạ đối với những ai đã và đang làm việc ở nhà hàng. Tiếp thực được xem là một trong những bộ phận quan trọng giúp quá trình vận hành của khách sạn được diễn ra tốt đẹp. Ngoài ra, tiếp thực còn giúp hỗ trợ những bộ phận khác trong quá trình phục vụ khách hàng, nhất là ở những nhà hàng, khách sạn lớn.

Tiếp thực là gì?

Trước khi tìm hiểu nhân viên tiếp thực là làm gì thì chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm tiếp thực là gì? Hiểu một cách đơn giản, bộ phận tiếp thực là bộ phận trung gian giữa nhân viên phục vụ và bếp. Nhân viên tiếp thực có nhiệm vụ nhận order từ nhân viên phục vụ đưa vào bếp cũng như chuyển thức ăn đã được bếp thực hiện đến khu vực phục vụ. Ngoài ra, nhân viên tiếp thực còn có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên phục vụ setup dụng cụ phục vụ, giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc cùng nhiều công việc khác nhằm đảm bảo cho bữa ăn của khách hàng được diễn ra trọn vẹn nhất. Từ đó nâng cao hình ảnh, thương hiệu của khách sạn, nhà hàng mình đang làm việc.

Công việc của nhân viên tiếp thực

Một nhân viên tiếp thực thường sẽ có những công việc cụ thể như sau:

  1. Chuẩn bị gia vị ăn kèm của mỗi món ăn

Các món ăn thường sẽ có những gia vị ăn kèm riêng của nó và nhiệm vụ của nhân viên tiếp thực chính là chuẩn bị sẵn những gia vị này nhằm tiết kiệm thời gian trong quá trình phục vụ khách. Một số gia vị thường có như các loại nước chấm, nước sốt,… được pha theo đúng tỷ lệ riêng của nhà hàng và nhân viên tiếp thực nên nhờ bộ phận bếp nếm thử trước khi đưa ra phục vụ cho khách. Ngoài chuẩn bị, nhân viên tiếp thực cũng có nhiệm vụ bảo quản gia vị theo quy định, nhằm đảm bảo chất lượng của những gia vị đó.

  • Tiếp nhận order món ăn từ nhân viên phục vụ và chuyển vào bộ phận bếp

Trước khi chuyển order từ nhân viên phục vụ vào bếp, nhân viên tiếp thực cần kiểm tra và xác nhận thông tin order từ nhân viên phục vụ, nhằm đảm bảo có đủ thông tin để bếp thực hiện như số lượng, ghi chú,…

  • Chuyển thức ăn từ bếp đến khu vực phục vụ

Nhân viên tiếp thực cần kiểm tra chất lượng món ăn trước khi phục vụ khách hàng, ngoài ra bổ sung các gia vị đi kèm đúng với yêu cầu món ăn đó. Trong quá trình vận chuyển cần khéo léo, cẩn thận nhằm giữ được hương vị, cách trang trí ban đầu của món ăn. Bên cạnh đó, thông báo với nhân viên phục vụ được biết để họ tiến hành phục vụ. Có một lưu ý chính là cần đảm bảo đặt món ăn đúng bàn, đúng thứ tự gọi món.

  • Nắm bắt thông tin các món ăn

Việc nắm bắt thông tin các món ăn (nguyên liệu, cách chế biến, gia vị ăn kèm,…) để có thể trả lời cho khách hàng khi được hỏi. Nếu cảm thấy phân vân với câu trả lời, hãy xác nhận thông tin với bộ phận bếp trước khi giải đáp với khách hàng.

  • Kiểm tra lại hộp đựng thức ăn mang về của khách hàng, đảm bảo đúng món ăn, đầy đủ gia vị ăn kèm,…

Phần thức ăn mang về cũng là trường hợp dễ xảy ra sai sót. Nhân viên tiếp thực cần kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn rằng bếp đã chuẩn bị đúng món ăn, số lượng mà khách yêu cầu. Bên cạnh đó cần thêm đầy đủ các gia vị ăn kèm và cuối cùng, kiểm tra hộp đựng có chắc chắn chưa, đảm bảo thức ăn sẽ không bị đổ ra ngoài trong quá trình vận chuyển.

  • Giữ gìn vệ sinh khu vực ra món

Sắp xếp các dụng cụ đúng vị trí, dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc của mình.

  • Hỗ trợ các bộ phận khác nhằm mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất

Hỗ trợ bộ phận phục vụ chuẩn bị bàn ghế, các dụng cụ khi khách cần. Hỗ trợ bộ phận vệ sinh dọn dẹp, lau sàn nếu khách vô tình làm rơi, rớt thức ăn. Cùng nhiều công việc khác trong quá trình làm việc.

  • Thực hiện các công việc khác theo sự sắp xếp của giám sát, trưởng bộ phận.

Trong quá trình làm việc sẽ có thêm những công việc phát sinh mà giám sát., trưởng bộ phận có thể yêu cầu. Bạn cần thực hiện những công việc này trong khả năng, phù hợp với quy định của công ty.

Công việc của nhân viên tiếp thực nói khó khăn cũng không hẳn là khó khăn nhưng nói đơn giản cũng không phải là đúng. Việc nắm rõ các yêu cầu công việc sẽ giúp quá trình tạo cv xin việc làm của bạn được tốt hơn và sau một thời gian được nhận và làm việc, nếu kinh nghiệm được tích lũy cùng khả năng phát triển, bạn có thể được đề bạt lên những vị trí cao hơn.

Trên đây là một số thông tin về công việc của nhân viên tiếp thực là làm gì. Hy vọng có thể giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất đối với công việc này.

Phạm Vi Dự Án Là Gì Và Những Điều Cần Biết

Khi bạn bắt đầu làm một công việc hay dự án nào đó, thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị trước tất cả những mục tiêu cần đạt được, khả năng thực hiện, những yêu cầu cần thiết, những công việc cụ thể, chức năng, nhiệm vụ, thời gian và cuối cùng là chi phí để hoàn thành dự án đó. Tất cả những công việc trên được gọi là phạm vi dự án. Qua bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phạm vi dự án là gì.

  1. Khái niệm

Cũng như những yếu tố được nêu ra ở đầu bài, thì phạm vi dự án có thể được định nghĩa một cách ngắn gọn như sau:

Phạm vi dự án là những mục tiêu, công việc và những gì cần chuẩn bị để thực hiện và hoàn thành một dự án. Những công việc và quy trình làm việc cụ thể nhằm đạt được một mục tiêu chung đã đề ra. Mục tiêu dự án có thể bao gồm nhiều mục tiêu nhỏ và chúng được hoàn thành lần lượt gọi là những sản phẩm trung gian, những sản phẩm này sẽ được chuyển giao lại cho chủ đầu tư từ ban quản trị dự án.

  • Cách thống nhất phạm vi dự án

Như đã nói ở phần 1, phạm vi dự án được cấu thành từ những sản phẩm trung gian, những sản phẩm này cần liên quan đến quy trình, thiết kế, thuyết minh và tài liệu… từ đó tổng hợp thành các mục tiêu của dự án mà quản trị dự án cần phải chuyển giao cho chủ đầu tư.

Trong quá trình chuyển giao quản trị dự án phải thực hiện các quy trình viết đề xuất, thống nhất các yêu cầu từ phía chủ đầu tư, xây dựng, chỉnh sửa và phê duyệt thiết kế, xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng… tức là tập hợp các quy trình có liên quan tới việc đạt mục tiêu của dự án nằm trong phạm vi dự án.

Vì vậy việc thống nhất phạm vi dự án có vai trò rất quan trọng trong kiểm soát dự án đầu tư, nó quyết định đến quá trình thực hiện dự án giúp tiết kiệm chi phí và thời gian hoàn thành dự án.

  • Xác định phạm vi của dự án

Một trong những khía cạnh quan trọng và khó khăn nhất của quản lý dự án là xác định phạm vi của dự án. Để xác định phạm vi dự án bạn cần làm rõ các yếu tố sau:

Thời gian: Đặt ra thời hạn hoàn thành các mục tiêu của dự án. Tuỳ vào quy mô và mức độ của dự án mà cần tính toán thời gian hợp lý, với các dự án nhỏ giá trị này có thể là một vài tuần, còn các dự án lớn hơn thì có thể mất vài tháng.

Nhân sự: Cần tính toán đúng và đủ số nhân lực, có sẵn bao nhiêu người cho dự án.

Ngân sách: Bạn sẽ cần thiết lập ngân sách cho các khoảng thù lao của bạn và đồng nghiệp hoặc khi thuê chuyên gia.

Tính khả thi: Bạn phải xác định dự án có khả thi hay không, bạn có đủ kiến thức chuyên môn hay quyền truy nhập vào dữ liệu bạn cần hay chưa.

  • Quản lý phạm vi dự án

Quản lý phạm vi dự án bao gồm 6 quá trình:

Thứ nhất, lập kế hoạch quản lý yêu cầu: là việc tạo ra kế hoạch quản lý phạm vi dự án mô tả định nghĩa của phạm vi dự án và các công việc cần làm để kiểm tra, kiểm soát dự án.

Thứ hai, thu thập yêu cầu: là quy trình xác định, lập tài liệu, và quản lý các yêu cầu và mong muốn của các bên liên quan nhằm đạt được mục tiêu dự án.

Thứ 3, định nghĩa phạm vi: là quy trình mô tả một cách chi tiết dự án và sản phẩm.

Thứ 4, tạo cấu trúc phân rã công việc: là quy trình chia nhỏ sản phẩm bàn giao và công việc dự án thành những phần có thể quản lý được.

Thứ 5, kiểm tra phạm vi:là quy trình chính thức chấp thuận các sản phẩn bàn giao đã hoàn thành.

Thứ 6, kiểm soát phạm vi: là công đoạn giám sát trạng thái của dự án và phạm vi sản phẩm, quản lý những sự thay đổi so với đường cơ sở phạm vi.

Các bạn chưa biết hay đang muốn tìm hiểu về phạm vi dự án là gì, cách xác định và quản lý nó như thế nào, với những giải đáp bên bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có thêm kiến thức trong công việc và cuộc sống. Chúc các bạn thành công!

Interest Rate Là Gì? Các Loại Lãi Suất Thông Dụng

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, có nhiều giao dịch về tài chính thì chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với cụm từ Interest rate. Tuy có nghĩa tiếng Việt đơn giản nhưng những vấn đề liên quan đến interest rate thì chúng ta cần phải tìm hiểu thì mới có thể hiểu một cách chính xác và rõ ràng về Interest rate là gì. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới về interest rate.

  1. Interest rate là gì?

Interest rate là cụm từ tiếng Anh có nghĩa là lãi suất, là giá cả mà người được vay phải trả cho quyền sử dụng một đơn vị vốn vay từ người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của hai bên (Ngày, tháng, quý, năm,…).

Đây là một loại giá cả đặc biệt vì được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng của vốn vay tức là khả năng mang lại lợi nhuận của vốn vay khi sử dụng chúng vào hoạt động kinh doanh, đầu tư, đáp ứng nhu cầu của người đi vay.

Diễn biến của lãi suất tăng hay giảm đều có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chủ thể kinh tế và tác động đến những quyết định như chi tiêu hay để dành, lựa chọn mua nhà hay mua trái phiếu hay gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm. (Dựa theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

  • Các loại lãi suất

Căn cứ theo nghiệp vụ ngân hàng sẽ có các loại lãi suất sau:

  • Lãi suất tiền gửi ngân hàng

Đơn giản đây là loại lãi suất mà ngân hàng trả cho khách hàng các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Và loại lãi suất này sẽ có nhiều mức khác nhau phụ thuộc vào những điều kiện sau: Loại tiền gửi là nội tệ hay ngoại tệ; loại tài khoản là tiền gửi thanh toán hay tiền gửi tiết kiệm; thời hạn là không kì hạn, ngắn hạn hay dài hạn và quy mô tiền gửi.

  • Lãi suất tín dụng ngân hàng

Lãi suất tín dụng ngân hàng thì ngược lại với lãi suất tiền gửi ngân hàng tức là lãi suất mà khách hàng đi vay phải trả cho ngân hàng và nó cũng có nhiều mức độ khác nhau tùy theo loại tiền, mục đích tiền vay, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, theo mức độ quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng…

  • Lãi suất chiết khấu

Áp dụng khi ngân hàng cho vay bằng hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc những giấy tờ có giá và chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Số tiền được vay sẽ tính dựa theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng. Có thể thấy, khác với lãi suất tín dụng thì lãi suất chiết khấu được trả trước cho ngân hàng.

2.4 Lãi suất liên ngân hàng

Là lãi suất được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu vay vốn khi các ngân hàng cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng và đồng thời chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của Ngân hàng trung ương. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển và hoạt động thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung gian.

2.5 Lãi suất cơ bản

Là lãi suất tiêu chuẩn mà các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất của mình, có thể do Ngân hàng trung ương ấn định hoặc có thể do bản thân các ngân hàng tự xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng mình; hoặc căn cứ vào mức lãi suất cơ bản của một số ngân hàng đứng đầu rồi cộng trừ biên độ dao động theo một tỉ lệ phần trăm nhất định để hình thành lãi suất cơ bản của mình. (Dựa theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Qua bài viết trên hy vọng bạn có thêm được những thông tin hữu ích, không chỉ nắm được Interest rate là gì trong tiếng Việt mà còn biết được những loại lãi suất theo nghiệp vụ ngân hàng. Từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp, sử dụng interest rate một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

Lợi Nhuận Biên Là Gì? Công Thức Tính Lợi Nhuận Biên

Khi các doanh nghiệp kinh doanh thì điều quan tâm hàng đầu đó chính là lợi nhuận thu về. Là một nhân viên của công ty hay người đứng đầu thì bạn cũng cần có được kiến thức vững vàng về doanh thu, lợi nhuận. Vậy bạn có biết lợi nhuận biên là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

  1. Khái niệm lợi nhuận biên

Lợi nhuận biên là lợi nhuận mà công ty, tổ chức có được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Doanh thu biên là doanh thu tăng thêm mà doanh nghiệp hay cá nhân kiếm được khi tăng chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Lợi nhuận biên chính là phần chênh lệch của doanh thu biên và chi phí biên.

  • Đặc điểm của lợi nhuận biên

Khác với lợi nhuận trung bình, lợi nhuận ròng và các lợi nhuận khác, lợi nhuận biên giúp doanh nghiệp đo lường và biết có bao nhiêu tiền được tạo ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Lợi nhuận biên chịu ảnh hưởng từ quy mô sản xuất của công ty vì cơ cấu chi phí cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi và tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế mà lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm khi sản xuất tăng mạnh. Lợi nhuận biên tăng khi quy mô sản xuất tăng mạnh sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh theo quy mô.

Tại một điểm nào đó nhất định khi lợi nhuận biên sẽ bằng 0 và giảm xuống còn âm (<0 ) tức là các công ty sẽ có tính phi kinh tế theo quy mô, do đó các công ty đều có xu hướng gia tăng sản xuất cho đến khi chi phí biên bằng với doanh thu biên, đó là khi lợi nhuận biên bằng 0.

Nếu một tổ chức hoặc cá nhân rơi vào tình trạng lợi nhuận biên chuyển sang âm thì ban lãnh đạo của công ty có thể quyết định lựa chọn các phương án như: thu hẹp quy mô sản xuất, tạm thời ngừng sản xuất hoặc dừng toàn bộ việc kinh doanh nếu như lợi nhuận không dương.

  • Công thức tính lợi nhuận biên

Ta có công thức tính lợi nhuận biên như sau:

Lợi nhuận biên (MP)  = Doanh thu biên (MR) – Chi phí biên (MC)

Theo lý thuyết kinh tế vi mô hiện đại, các công ty cạnh tranh với nhau sẽ có xu hướng sản xuất sản phẩm cho đến lúc chi phí biên bằng doanh thu biên (MC= MR) nghĩa là nhà sản xuất có lợi nhuận bằng 0.

Trên thực tế, trong cạnh tranh hoàn hảo, không có lợi nhuận biên vì các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ luôn đẩy giá bán xuống chi phí biên và công ty còn tiếp tục hoạt động cho đến khi doanh thu biên bằng chi phí biên, do đó MC = MR = P (Giá). Nếu một công ty không thể cạnh tranh về chi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ ở mức lợi nhuận biên âm (<0) thì công ty đang thua lỗ và cuối cùng sẽ ngừng sản xuất.

Do đó, tối đa hóa lợi nhuận công ty khi công ty đạt được ở mức chi phí biên bằng doanh thu biên và lợi nhuận biên bằng không.

  • Các lưu ý với lợi nhuận biên

Cần xác định rõ vai trò của lợi nhuận biên là chỉ cho biết lợi nhuận kiếm được từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, chứ không phải lợi nhuận chung cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nói một cách dễ hiểu là khi công ty bước vào giai đoạn mà việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, nó bắt đầu làm giảm lợi nhuận chung thì công ty nên ngừng sản xuất.

Các biến đóng góp vào chi phí biên bao gồm: Lao động, chi phí vật tư hoặc nguyên liệu, lãi vay phát sinh, thuế.

Chi phí cố định không nên được đưa vào việc tính toán lợi nhuận biên vì nó thuộc chi phí được tính một lần và không làm thay đổi lợi nhuận khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Trong thực tế, hầu hết các công ty hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận biên là duy trì chúng ở mức luôn bằng 0.

Ít có thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong thực tế vì một số nguyên nhân như các tiếp cận về kĩ thuật, môi trường pháp lí, độ trễ và sự bất cân xứng của thông tin. Do đó, ban quản lý công ty khó để xác định được chính xác chi phí biên và doanh thu biên mà họ thường phải đưa ra các quyết định sản xuất nhờ vào sự ước tính tương lai hoặc đưa ra quyết định muộn hơn.

Bài viết trên hy vọng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lợi nhuận biên là gì, đặc điểm, công thức tính cũng như một số điểm cần lưu ý về lợi nhuận biên. Có được những kiến thức chính xác về kinh tế vi mô thì bạn sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Tìm Hiểu Công Việc Của Barista Là Làm Gì?

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa Barista và Bartender khi nghĩ rằng đó chỉ là một công việc với tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, đây lại là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Vậy barista là gì? Công việc của barista là làm gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác nhất về nghề này nhé.

Barista là gì?

Barista lẫn bartender đều được gọi là người pha chế đồ uống. Tuy nhiên, nếu như bartender là người pha chế đồ uống có cồn thì barista là người pha chế cafe. Họ là người sáng tạo nên những tách cafe được trang trí các hình vẽ đầy tính nghệ thuật. Các loại thức uống được pha chế từ cafe như Cappuccino, Latte, Machiato, Mocha, Espresso conpanna,… qua bàn tay của người barista trở thành những tách cafe ngon, đẹp và thu hút sự yêu thích của giới trẻ hiện nay.

Công việc của barista là làm gì?

Nếu bạn cho rằng barista chỉ có nhiệm vụ là pha chế nên những tách cafe đầy tính nghệ thuật thì đó là một thiếu sót lớn. Công việc hàng ngày của barista nhiều hơn thế rất nhiều. Vậy đó là những nhiệm vụ nào?

– Kiểm tra số lượng cũng như chất lượng nguồn nguyên liệu cần thiết cho hoạt động thường ngày của cửa hàng.

– Kiểm tra dụng cụ, trang thiết bị, các loại máy móc phục vụ cho công việc pha chế của mình.

– Kết hợp cùng nhân viên phục vụ tư vấn, giải thích các loại thức uống đúng với nhu cầu, sở thích của khách hàng.

– Sáng tạo nên những loại thức uống mới, tăng thêm sự hấp dẫn, đa dạng cho menu.

– Đảm bảo thực hiện đúng những thao tác pha chế, kỹ năng trang trí, tạo hình nghệ thuật để tạo nên những sản phẩm bắt mắt, ngon miệng,…

– Đảm bảo vệ sinh các thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình pha chế, khu vực pha chế của mình trước và sau khi làm việc.

– Cùng các công việc khác phát sinh trong quá trình làm việc cũng như cấp trên đưa ra.

Yêu cầu cơ bản của barista

Đối với nhân viên barista, để có thể trở thành một nhân viên chuyên nghi cần có những yêu cầu cơ bản sau:

– Kiến thức chuyên môn: ngoài kiến thức về các loại cafe, công thức pha chế nên các loại đồ uống, barista cũng cần có kiến thức về các loại nguyên liệu đi kèm. Ngoài ra, thường xuyên tìm tòi, sáng tạo nên những công thức riêng sẽ giúp nâng cao cơ hội thăng tiến của bản thân.

– Tính cẩn thẩn, tỉ mỉ: Để có thể tạo nên một tách cafe ngon, người pha chế cần tỉ mỉ trong việc cân đo đong đếm các nguyên liệu cũng như trong quá trình pha chế. Chỉ với những liều lượng khác nhau đã có thể phá hỏng một tách cafe.

– Sự kiên trì, chịu khó: Để thành công với nghề barista này không phải là chuyện một sớm, một chiều mà đó là cả một quá trình luyện tập không ngừng nghỉ. Ngoài ra, để thành công với một công thức mới là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo. Những barista nổi tiếng hàng đầu đều cần trải qua quá trình luyện tập rất vất vả.

– Khả năng cảm vị tốt: Một barista chuyên nghiệp phải có khả năng cảm vị chính xác, để có thể mang đến những thức uống đúng màu sắc, hương vị.

– Năng khiếu: Nếu có năng khiếu nghệ thuật thì chính là một lợi thế tuyệt vời của bạn. Bởi vì ngoài hương vị, dấu ấn nghệ thuật trên mỗi tách cafe cũng mang đến danh tiếng riêng cho mỗi barista.

Ngoài năng khiếu, những yếu tố còn lại được hình thành đều do quá trình luyện tập, trau dồi kiến thức. Cho nên, nếu có đủ niềm đam mê, yêu thích bạn hoàn toàn có thể trở thành một barista chuyên nghiệp.

Cơ hội việc làm với nghề barista

Hiện nay, nghề barista đang rất được các bạn trẻ yêu thích. Ngoài hương vị, nhu cầu thỏa mãn thị giác cũng là một trong những yêu cầu của khách hàng. Cho nên các cửa hàng, quán cafe hay nhà hàng không ngần ngại chi thêm một khoảng lương cho các barista.

Bên cạnh đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các chuỗi cafe trên cả nước khiến nhu cầu về công việc này ngày càng tăng. Mang đến cơ hội việc làm rất lớn cho các bạn có đam mê với nghề barista này.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi công việc của barista là làm gì. Nếu bạn thực sự có niềm đam mê với nghề này thì đừng ngần ngại tìm kiếm cho mình một khóa học, trau dồi, rèn luyện thì thành công chắc chắn sẽ đến với bạn.

nganh quan ly nha hang khach san

Ngành Du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn những vấn đề liên quan

Việt Nam đang bước vào xu thế hội nhập toàn cầu, việc tăng cường các hoạt động thương mại, du lịch ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều đó đã đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đó chính là, việc thiếu hụt nguồn nhân sự cho của ngành du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn có trình độ chuyên môn nhất định để hợp tác làm việc.

Nếu bạn là một người có thế mạnh về kỹ năng giao tiếp, thích khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng trên khắp thế giới, và yêu thích công việc tư vấn và chăm sóc khách hàng, thì Ngành du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn thật sự rất phù hợp với bạn. Việc theo đuổi ngành học này sẽ giúp bạn hoàn thiện những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Hơn hết, nó còn mở ra nhiều cơ hội cho bạn có điều kiện phát triển bản thân trong một môi trường làm việc lý tưởng cả trong và ngoài nước.

1. Giới thiệu về Ngành du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn

Theo định nghĩa chung về Ngành du lịch – Quản trị Khách sạn, đó chính là một ngành công nghiệp “không khói”, có vai trò cung cấp các dịch vụ thiết yếu giúp cho khách hàng có được những trải nghiệm du lịch, thư giãn tuyệt vời trong cuộc sống. Một số dịch vụ được đề cập chính trong ngành nghề này như di chuyển, nhà ở, resort, ẩm thực, tham quan.

Theo định nghĩa chuyên sâu hơn về Ngành Du Lịch – Quản trị Nhà Hàng Khách sạn sẽ được phân chia làm hai lĩnh vực bao gồm Quản trị Du lịch (Tourism Managerment) và Quản trị Nhà hàng Khách sạn (Hopitality Mannagerment). Cụ thể về quản trị du lịch sẽ đảm nhiệm các khâu liên quan đến vấn đề tham quan ngoài trời, các địa điểm du lịch cho khách hàng về việc đặt tour, book vé, hướng dẫn vui chơi và cung cấp các trò vui chơi giải trí cho những hành khách.

 Còn Quản trị Nhà hàng Khách sạn có nhiệm vụ thiết kế phòng ốc, trang trí khách sạn để làm hài lòng khách hàng khi họ đã trải qua chuyến du lịch trong ngày và có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoài ra bên bộ phận khách sạn nhà hàng sẽ phải chuẩn bị các dịch vụ ăn uống, dịch vụ phòng ở mỗi ngày cho khách hàng. Tuy được phân chia từng công việc cụ thể, nhưng nhìn chung thì hai lĩnh vực này luôn có một mối quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau trong việc đem lại cho khách hàng các dịch vụ chăm sóc và trải nghiệm tốt nhất, trong mọi điều kiện.

2. Top những ngành nghề nổi bật

Không nằm ngoài quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, những ngành nghề nổi bật nhất luôn gắn liền với xu thế toàn cầu hóa, nhất là các mảng công nghệ và du lịch. Để giúp bạn có thể lựa chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân, và có nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai, chúng tôi xin gợi ý top 3 ngành nghề được dự báo sẽ khan hiếm nhân lực nhất, bao gồm:

Công nghệ thông tin:

Ngành công nghệ thông tin

Đây được xem là một trong những ngành nghề rất phổ biến ở nước ta, nhưng nhân sự có chuyên môn cao về lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Với thời đại công nghệ bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào vấn đề quản lý và kinh doanh online là một điều rất quan trọng. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, ngành công nghệ thông tin sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới. Và việc tìm kiếm nguồn nhân lực của ngành nghề này cung ứng cho thị trường lao động là rất lớn.

Ngành du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn:

Với điều kiện khí hậu và địa hình của nước ta đã tạo nên các thế mạnh thiết yếu cho việc phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế đó, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chọn Việt Nam để xây dựng trung tâm du lịch hàng đầu ở Đông Nam Á. Trong tương lai, không chỉ ngành du lịch được mở rộng mà cả ngành quản trị nhà hàng khách sạn cũng phát triển không kém.

Quản trị kinh doanh

nganh quan tri kinh doanh
Nguồn mitc.edu.vn

: Nằm trong top 3 này, không thể thiếu đi cái tên rất quen thuộc là ngành Quản trị kinh doanh. Hàng năm số lượng các công ty thành lập ngày càng nhiều, với đa dạng các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, cùng với tốc độ phát triển vượt bậc của nước ta trong những năm gần đây, chắc chắn rằng nành Quản trị kinh doanh vẫn sẽ đứng trong những ngành nghề hot nhất mọi thời đại.

3. Top các thành phố tuyển dụng nhiều nhất

Việt Nam hiện nay được xem là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á. Dựa vào những thuận lợi về mặt tự nhiên và nguồn lực nhân sự dồi dào, thích hợp cho việc phát triển đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhau. Trong đó, những thành phố lớn tập trung nhiều dân cư, đang được nhà nước tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, và tuyển dụng nhân sự để xây dụng những trung tâm kinh tế lớn mạnh trong giai đoạn này, phục vụ cho mục tiêu chiến lược của quốc gia. Vậy đó là những thành phố nào:

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 300 năm phát triển phồn thịnh, được xem là một trong những trung tâm kinh tế thương mại hàng đầu ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu trong việc tuyển dụng nhân sự trong tất cả các thành phố trong nước hiện nay. Các công ty, doanh nghiệp hay các tập đoàn đa quốc gia đều chọn thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ hội đầu tư mang về lợi nhuận khổng lồ cho họ. Điều đó chứng minh được, vì sao trong suốt bao nhiêu năm qua thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn đứng đầu về mảng tuyển dụng nhân sự.

Hà Nội: Với bề dày lịch sử phát triển, Hà Nội đã trở thành một trung tâm kinh tế đứng đầu ở khu vực miền Bắc. Ở Hà Nội, không chỉ có những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ mới phát triển, mà cả những những ngành nghề thủ công truyền thống cũng được gìn giữ và bảo tồn qua thời gian. Do đó, Hà Nội không chỉ mở rộng tuyển dụng nhân sự cho các ngành công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ mà kể cả những lao động phổ thông cũng dễ dàng kiếm cho mình những công việc mang tính truyền thống dân tộc để làm việc.

Đà Nẵng: Được mệnh danh là nằm trong top 10 thành phố nước ngoài đáng sống nhất thế giới năm 2018, Đà Nẵng chắc chắn là một trong những thành phố thu hút rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh, mở rộng các loại hình dịch vụ nhất là lĩnh vực du lịch và nhà hàng khách sạn. Nếu ví Hồ Chí Minh là một “hòn ngọc viễn đông” trung tâm thương mại Việt Nam, Hà Nội là thủ đô ngàn năm tuổi, thì Đà Nẵng chính là một “mỏ vàng” thật sự với những nhà đầu tư hiện nay. Điều đó cho thấy, thành phố Đà Nẵng chính là môi trường làm việc lý tưởng của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.

Tại website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam Careerlink.vn mỗi ngày cập nhật khoảng hơn 1600 việc làm tại Đà Nẵng, cho thấy mức độ tìm kiếm nhân sự của các công ty, doanh nghiệp là vô cùng lớn. Và chắc chắn cơ hội được làm việc tại những môi trường đạt chuẩn về sự chuyên nghiệp như nhà hàng, khách sạn, resort sẽ mở rộng hơn với các bạn. Vì vậy, nếu không muốn bỏ lỡ những cơ hội việc làm đáng giá tại Đà Nẵng, hãy nhanh chóng truy cập vào Careerlink.vn để chúng tôi giới thiệu đến bạn những công việc lý tưởng nhất hiện nay.

4. Học Ngành Du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn ở đâu?

Bạn có thể đăng ký học ngành Du lịch – Quản trị Nhà Hàng Khách sạn tại một số trường đại học, cao đẳnh, trung cấp nổi tiếng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội theo các hệ đào tạo khác nhau. Ví dụ như Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ, Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn….Tùy vào năng lực và mong muốn cụ thể của bản thân, bạn hãy đưa ra những đánh giá nhất định để lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp để theo học lâu dài.

5. Mức lương Ngành Du lịch – Quản trị Nhà hàng Khách sạn?

Hiện tại mức lương ngành du lịch và quản trị nhà hàng khách sạn cao so với mặt bằng lao động chung của các ngành nghề khác. Tuy nhiên, do nguồn lực nhân sự khan hiếm có rất nhiều nơi sẵn sàng chi mức lương cao để thu hút nhân sự trong lĩnh vực này về làm việc.

Tùy theo kinh nghiệm làm việc nhất định, và vị trí mà họ đảm nhận như nhân viên sẽ có mức lương dao động từ 4 -7 triệu, đối với chức vụ tổ trưởng, quản lý thì sẽ cao hơn từ 10- 15 triệu. Riêng với vị trí giám đốc nhà hàng khách sạn số lương có thể tăng lên đến 25- 30 triệu đồng, tuy nhiên đó chỉ là con số tham khảo, thực tế mức lương của họ còn cao hơn vậy. Riêng đối với những ông ty nước ngoài, mức lương còn có thể tính theo đơn vị hàng chục nghìn USD mỗi tháng.

Tuy nhiên, không có bất kỳ công việc nào dễ dàng kiếm được thu nhập cao trong cuộc sống, vì vậy nếu bạn đang có dự định sẽ theo đuổi Ngành Du lịch – Quản trị Khách sạn Nhà hàng, thì bạn hãy dành thời gian nghiêm túc để học tập những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc. Mọi sự cố gắng sẽ mang lại những thành quả xứng đáng trong tương lai. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.

supervisor la gi

Supervisor là gì – khám phá nghề “khát” nhân lực hiện nay

Nhiều bạn trẻ hiện nay thay vì lựa chọn những công việc nhàn hạ, thoải mái. Thì họ lại yêu thích những công việc nhanh nhạy và có độ thử thách cao. Do đó mà nhiều bạn đến với nghề supervisor như để khẳng định bản lĩnh cá nhân. Nhằm tiếp thêm động lực cho những ai đang có định hướng theo nghề. Bài viết sau sẽ đề cập các vấn đề liên quan đến Supervisor là gì – khám phá nghề “hot” nhất hiện nay.

Supervisor là gì – khám phá nghề “hot”

Supervisor là người giám sát hoạt động trong các lĩnh vực như: nhà hàng – khách sạn, các lĩnh vực kinh doanh tự do. Hỗ trợ cấp trên quản lý và điều hành hoạt động của nhân viên cấp dưới. Bao gồm phân công thực hiện công việc, lên báo cáo, theo dõi và xử lý các tình huống phát sinh trong công việc.

Ở Việt Nam hiện nay các ngành dịch vụ như: nhà hàng – khách sạn, các đơn vị kinh doanh hàng hóa… không ngừng hình thành. Tạo điều kiện để các cá nhân đam mê kinh doanh, phục vụ khách hàng có cơ hội thể hiện năng lực bản thân.

Để trở thành supervisor giám sát các hoạt động nhân viên và quản lý hàng hóa. Đòi hỏi những người đam mê với nghề phải thật sự cố gắng và nỗ lực. Từ một nhân viên mới các bạn phải trải qua quá trình học hỏi, quan sát tỉ mỉ mới có thể đến được vị trí supervisor. Mà điều này không có bất cứ trường lớp nào có thể đào tạo.

Phong cách làm việc chuyên nghiệp, tự tin, sang trọng là một trong những lý do khiến nhiều bạn muốn trở thành supervisor. Bên cạnh đó, là những đãi ngộ lương, thưởng khá cao, tạo thêm niềm tin và động lực cho nhiều người.

Supervisor là gì – khám phá nghề năng động

Supervisor là những người quản lý tất cả các hoạt động của nhân viên trong công việc. Vì thế họ phải là những người cực kỳ nhanh nhạy và ứng biến linh hoạt. Để giám sát và giải quyết tốt những việc phát sinh, đảm bảo quy trình hoạt động diễn ra thuận lợi.

Công việc của các supervisor không hề đơn giản như ngồi tại chổ “chỉ tay năm ngón”. Mà họ phải linh động điều hành cấp dưới làm việc, thúc giục nhân viên hoàn thành tiến độ nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, còn giải quyết các yêu cầu, nguyện vọng của nhân viên và khách hàng.

Các supervisor còn có nhiệm vụ phân công nhân viên bảo quản và cung ứng các sản phẩm đến khách hàng. Giúp cấp trên giám sát tình hình kinh doanh của đối thủ. Nhằm tự điều chỉnh và tham gia xây dựng kế hoạch phát triển cho công ty.

Lập kế hoạch và báo cáo tình hình công việc với cấp trên chi tiết và rõ ràng. Là tai mắt giúp các nhà quản lý giám sát các hoạt động của nhân viên. Phản ánh kịp thời những nhu cầu của khách hàng. Đồng thời hòa giải những khiếu nại khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Những kỹ năng cần có của supervisor

Là một nhân viên mới các bạn cần hoàn thành tốt các công việc được giao. Nhưng để trở thành supervisor các bạn phải trau dồi cho mình những kỹ năng bắt buộc sau:

Kỹ năng quản lý: Đây là đều bắt buộc của các supervisor. Bởi biết cách quản lý, người giám sát mới có thể phân công nhiệm vụ, bố trí và sắp xếp công việc hợp lý. Xem xét những thế mạnh và yếu tố thời gian để giao đúng việc cho từng người.

Kỹ năng giao tiếp: Một supervisor có thể nói là bộ mặt của công ty, đại diện cho doanh nghiệp trao đổi với khách hàng. Vì thế họ phải ứng xử chuyên nghiệp, mềm dẻo và linh hoạt làm hài lòng khách hàng. Bên cạnh đó, người giám sát còn hiểu biết tâm lý nhân viên của mình để quản lý tốt họ.

Kỹ năng đào tạo nhân viên: Hướng dẫn nhân viên mới vào, giúp họ nắm vững nghiệp vụ là một trong những công việc của supervisor. Do vậy người giám sát phải là những người có kỹ năng truyền đạt tốt và chuyên môn cao.

Ngoài ra, supervisor cần phải cư xử tôn trọng người khác, quản lý tốt cảm xúc cá nhân, tự điều phục bản thân… Đây là sẽ là bước đệm giúp các bạn có thể vươn xa hơn vị trí hiện tại.

Supervisor là gì – khám phá nghề sẽ là chủ đề tiếp tục được đào sâu trong thời gian dài và nhận được sự quan tâm từ các bạn trẻ. Đây quả thật là nghề thích hợp cho những ai yêu thích công việc mang tính thử thách. Hi vọng bước vào nghề mỗi người sẽ học hỏi được kinh nghiệm quý giá để làm hành trang cho sự nghiệp của mình.

fine dining la gi

Fine dining là gì – Loại hình ẩm thực đang phát triển

Thuở xa xưa con người chỉ chú trọng đến việc “ăn no mặc ấm”. Nhưng cuộc sống ngày càng được nâng cao và dư dả về vật chất cũng là lúc đời sống tinh thần của chúng ta chuyển sang giai đoạn mới. Bằng chứng là trong văn hóa ẩm thực xuất hiện loại hình “fine dining”. Vậy fine dining là gì? Mà có khá nhiều người vẫn chưa biết.

Fine dining là gì – Đối tượng phục vụ

Fine dining là loại hình phục vụ trong nhà hàng thể hiện sự đẳng cấp và sang trọng. Bữa tiệc fine dining hướng thực khách đến sự thưởng thức và trải nghiệm ăn ngon , nhìn đẹp mắt. Tận hưởng không gian ấm áp, mờ ảo dưới ánh nến lấp lánh xung quanh.

Fine dining có từ trước những năm 1700 bắt nguồn từ người Pháp và lan tỏa ra thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nước ta hiện nay loại hình ẩm thực này còn khá mới mẻ. Tuy nhiên các nhà hàng đang dần hình thành và phát triển Fine dining để phục vụ cho thực khách một cách chuyên nghiệp nhất.

Thông thường đối tượng tham gia bữa tiệc fine dining là những người thượng lưu có tiếng giàu có và đẳng cấp. Nguyên tắc để tham gia bữa tiệc tối thiểu mọi người phải đạt được những tiêu chí như: ăn mặc sang trọng, nam mặc áo sơ mi thêm áo vest, đeo nơ, quần tây âu. Nữ mặc váy dự tiệc qua đầu gối và tránh hở hang.

Đối tượng của fine dining là những người có phong cách sang trọng, quý phái. Cư xử hòa nhã, lời nói nhẹ nhàng và có thái độ tôn trọng mọi người xung quanh. Đặc biệt đối với những người phục vụ và đầu bếp họ vô cùng biết ơn. Vì đã đem đến sự trải nghiệm tuyệt vời, thú vị.

Fine dining là gì – Những điều thực khách trải nghiệm

Phần lớn những ai tham gia fine dining đều tỏa ra hài lòng. Bởi sự hoàn hảo và tinh tế trong từng chi tiết. Đầu tiên khi đặt chân đến bữa tiệc bạn sẽ có những cái nhìn sau:

  • Trang trí: ấn tượng dưới ánh nến lấp lánh, đèn chùm màu sắc đẹp mắt. Bên cạnh là những bức tranh hội họa đắt giá, tiếng nhạc nhẹ nhàng và có chút tiếng chuyện trò của những người xung quanh. Không ồn ào mà lại nhẹ nhàng, yên tĩnh.
  • Thức ăn: bài trí trên bàn là khăn trải bàn trắng tinh, khăn ăn. Có đầy đủ đĩa, dao – thìa, dĩa và vài chai rượu thượng hạng không thể thiếu. Thường món ăn trong fine dining từ 3 – 5 món. Đầu tiên là khai vị với dĩa salad trộn, hoặc dùng súp, tiếp đến là các món hải sản, thịt…và cuối cùng là tráng miệng.
  • Các đối tượng tham gia: fine dining có số lượng ít người, không gian gồm có hai thành phần là người phục vụ và thực khách. Họ đều thể hiện đẳng cấp của riêng mình. Những người phục vụ hỗ trợ tận tình luôn đáp ứng yêu cầu của thực khách. Và thực khách ứng xử rất lịch sự và văn minh với họ.

Nơi nào phục vụ fine dining ở tại TP.HCM?

Thành phố Hồ Chí Minh là thiên đường hội tụ những phong cách ẩm thực ở nhiều nơi trong nước. Trong đó có cả loại hình phục vụ fine dining. Ẩm thực này tập trung chủ yếu tại các nhà hàng ở quận 1,2,3…

Các nhà hàng nổi tiếng được giới đại gia ưu ái lựa chọn tập trung ở quận 1 như: El Gaucho:  ‘’Nhà Hàng Beefsteak 5 Sao”, Noir – Dining in the dark, Muse Dining & Grill, The Log, Chill Dining Restaurant, Namo – Artisanal Pizzeria)…

Bên cạnh đó, là ở quận 2 có các nhà hàng như: Inter Nos – Italian & Grill Restaurant, Trois Gourmands – Món Pháp, The Deck… Và cuối cùng ở quận 3 có Social Club – MGallery Saigon, Shri…

Đặc điểm chung của những nhà hàng này là sự sang trọng và lối phục vụ chuyên nghiệp dành cho giới thượng lưu giàu có. Với không gian thoáng mát, sạch sẽ cùng với cách bài trí, món ăn đẹp mắt, phong cách phục vụ bậc nhất. Đã cho khách hàng những giây phút tận hưởng tuyệt vời.

Bài viết này giúp nhiều người hiểu thêm một chút về fine dining là gì? Hi vọng các bạn sẽ có những trải nghiệm thêm khi trực tiếp tham gia bữa tiệc. Hòa nhập vào không khí sang chảnh, thể hiện đẳng cấp và giá trị của bản thân. Tăng thêm những hiểu biết mới về loại hình ẩm thực độc đáo và đa dạng này.

Học quản trị khách sạn ra trường làm gì?

Ngành quản trị khách sạn hiện là một trong những ngành học được rất nhiều bạn học sinh, sinh viên lựa chọn. Cho dù là học sinh, sinh viên hay phụ huynh đang muốn tham khảo ngành học này chắc chắn đều muốn biết học ngành quản trị khách sạn ra trường làm gì? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được những quyết định đúng nhất nhé.

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao ngành quản trị khách sạn lại được yêu thích đến như vậy? Vì sao có rất nhiều bạn khi đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề cho mình đều lựa chọn ngành quản trị khách sạn? Tất cả đều vì nhu cầu của ngành này đang rất lớn, bên cạnh đó, thu nhập hay khả năng phát triển của ngành này đều rất cao.

Học quản trị khách sạn ra trường làm gì?

Quản trị khách sạn là một trong những lĩnh vực của ngành du lịch. Mà du lịch dịch vụ được biết đến là một trong những ngành công nghiệp không khói. Chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập quốc dân và được nhà nước đánh giá là một ngành kinh tế trọng điểm.

Nguồn nhân lực của ngành du lịch vẫn đang ở tình trạng thiếu cả số lượng lẫn chất lượng. Chính vì thế, ngành này mang đến vô vàn cơ hội việc làm lẫn phát triển trong tương lai. Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn có thể làm việc ở những đơn vị hoặc tổ chức sau:

Khách sạn: Tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí của các khách sạn lớn nhỏ trên cả nước hoặc nước ngoài. Các vị trí mà bạn có thể lựa chọn như lễ tân, buồng phòng, bell man, nhà hàng trong khách sạn, bộ phận sales & marketing,… sau một thời gian làm việc, bạn hoàn toàn có thể được cân nhắc lên những vị trí cao hơn nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đơn vị mình làm việc như giám sát, trưởng bộ phận,…

Dịch vụ lưu trú khác: Ngoài khách sạn, bạn còn có thể ứng tuyển vào các đơn vị cung cấp các dịch vụ lưu trú khác như resort, khu nghỉ dưỡng, hostel, motel,…với những vị trí như lễ tân, buồng phòng, chăm sóc khách hàng,… cơ hội thăng tiến ở đây cũng rất nhanh nếu bạn nhanh chóng nắm bắt những yêu cầu của doanh nghiệp.

– Nhà hàng: Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, các nhà hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống cũng là một trong những địa chỉ mà bạn có thể ứng tuyển việc làm. Với những vị trí bạn có thể đảm nhận như nhân viên phục vụ, giám sát, phòng kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng,…

– Dịch vụ du lịch, lữ hành: Những kiến thức bạn được đào tạo trong quá trình học ngành quản trị khách sạn vẫn có thể đáp ứng yêu cầu của các đơn vị ngành dịch vụ du lịch, lữ hành như du thuyền, công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện,…Cho nên, đây cũng là một trong những nơi mà bạn có thể làm việc với những vị trí như quản lý tour, điều hành tour, nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng, bộ phận lên ý tưởng và tổ chức sự kiện,…

– Giảng viên: Sau khi ra trường, bạn có thể lựa chọn học cao lên và làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,… Đây cũng là một trong những lựa chọn của rất nhiều sinh viên hiện nay.

Làm việc tại các sở, ban ngành nhà nước có liên quan đến du lịch.

– Tự mở công ty riêng cho bản thân ở những lĩnh vực như lưu trú, lữ hành hay sự kiện.

Với những vị trí việc làm như trên, cơ hội thăng tiến trong công việc của bạn là rất cao. Chỉ cần sau một thời gian làm việc, bạn có đủ kinh nghiệm, năng lực đều có cơ hội được cân nhắc lên những vị trí cao hơn như giám sát, trưởng bộ phận. Thậm chí, khi bạn mới ra trường, bạn có thể đảm nhận những vị trí cao như trường phòng, trưởng nhà hàng,… nếu được nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực với mức lương hấp dẫn.

Nên hay không lựa chọn ngành quản trị khách sạn

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự phát triển của những lĩnh vực có liên quan và ngành dịch vụ lưu trú cũng không ngoại lệ. Mỗi năm, có hàng trăm cơ sở lưu trú mới được công nhận, kéo đó là nhu cầu về nhân lực cũng tăng theo.

Theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu nguồn nhân lực cho các khách sạn – nhà hàng vẫn tăng mạnh trong những năm tới, ít nhất là thêm 5 năm nữa.  Với số lượng sinh viên ra trường chỉ khoảng 15.000 người theo đúng chuyên ngành khách sạn – nhà hàng cũng chỉ mới đáp ứng được 37,5% nhu cầu thực tế của toàn ngành hiện nay. Trong số đó chưa kể đến một lượng lớn không đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức lẫn ngoại ngữ chuyên ngành ( chiếm gần 90%).

Chính vì thế, nếu bạn có sự yêu thích, niềm đam mê với ngành này, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn và phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cần trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn trên ghế nhà trường để có thể đáp ứng nhu cầu của ngành cũng như nâng cao cơ hội có được những công việc đúng như mình mong muốn với nguồn thu nhập hấp dẫn.

Với những chia sẻ trên đây hi vọng bạn đã phần nào giải quyết được thắc mắc về việc học quản trị khách sạn ra trường làm gì cũng như có nên lựa chọn học ngành này hay không. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những quyết định đúng đắn cho tương lai của mình nhé.

nganh quan tri nha hang khach san

Ngành Quản Trị Khách Sạn Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Như Thế Nào?

Một vòng tham khảo các ngành học hiện nay, bạn sẽ thấy ngành quản trị khách sạn là một trong những ngành rất “hot”, thu hút đông các bạn sinh viên lựa chọn. Nhưng bạn không biết ngành quản trị khách sạn là gì? Cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường là sẽ như thế nào? Vậy thì cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Du lịch là một trong những “ngành công nghiệp không khói” có sự phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Với du lịch, bạn có nhiều cơ hội việc làm như lữ hành, sự kiện và đặc biệt là lưu trú, khi sự gia tăng số lượng các cơ sở lưu trú ở nước ta rất cao. Theo đó, ngành học quản trị khách sạn trở thành một trong những ngành học được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Ngành quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn là những hoạt động quản lý bao gồm các lĩnh vực ăn uống, lưu trú cùng những lĩnh vực liên quan đến du lịch và nghỉ ngơi, làm sao để đảm bảo được sự duy trì và phát triển ổn định. Bạn cần có sự nhanh nhạy cùng với khả năng quan sát, nắm bắt tâm lý khách hàng, bên cạnh đó là khả năng ứng biến, xử lý nhanh các tình huống xảy ra sẽ thích hợp với ngành này. Đặc biệt cần có niềm đam mê, yêu thích với ngành này mới có thể đem đến cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.

Học ngành quản trị khách sạn sẽ được học những kiến thức liên quan đến khách sạn, nhà hàng như quản lý hệ thống phòng, nhân viên cùng những lĩnh vực liên quan như tổ chức sự kiện, ẩm thực, giao tiếp, xử lý tình huống,…. Ngoài ra, bạn còn được cung cấp kiến thức về du lịch, các danh lam, thắng cảnh trong nước và thế giới. Bạn sẽ được đào tạo cả về lý thuyết lẫn nghiệp vụ cho từng vị trí tương ứng như lễ tân, buồng phòng, nhà hàng, lữ hành,…

Hiện nay, trên cả nước có gần 170 trường đại học có đào tạo ngành quản trị khách sạn, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một địa chỉ học cụ thể phù hợp với nhu cầu, sở thích cũng như khả năng của bản thân.

Học ngành quản trị khách sạn ra trường sẽ làm việc gì, ở đâu?

Sau khi ra trường, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở kinh doanh lưu trú như khách sạn, resort,…hoặc tại các doanh nghiệp lữ hành, hãng vận chuyển, nhà hàng, công ty tổ chức sự kiện,… hoặc làm hướng dẫn viên tự do. Ngoài ra, bạn có thể làm việc tại các cơ sở, ban ngành nhà nước,…liên quan đến du lịch. Một số bạn sẽ lựa chọn học nâng cao và làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,…

Với những vị trí như nhân viên, giám sát, trưởng phòng hoặc quản lý, giám đốc điều hành, bạn đều có thể lựa chọn ứng tuyển. Bên cạnh sự đa dạng, đây là công việc có sự thăng tiến rất nhanh, chỉ với thời gian làm việc từ 6 – 12 tháng, bạn đã có cơ hội được cân nhắc lên những vị trí cao hơn.

Cơ hội việc làm của ngành quản trị khách sạn

Du lịch nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không những sự gia tăng khách nội địa mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng rất lớn. Trong năm 2018, có đến 15,5 triệu khách quốc tế đến nước ta, so với năm trước đã tăng 19,9% (tương đương 2,6 triệu lượt khách).

Sự phát triển về du lịch kéo theo sự gia tăng của số lượng cơ sở lưu trú. Chỉ tính riêng năm 2018, trong phân khúc từ 3 – 5 sao đã có 113 cơ sở lưu trú được công nhận trên cả nước, trong đó, hạng 5 sao có 26 cơ sở lưu trú và hạng 4 sao có 35 cơ sở lưu trú. Hiện tại nước ta có trên 28.000 kinh doanh cơ sở dịch vụ lưu trú, với tổng số 550.000 phòng, tăng 0,4% so với năm 2017 tương đương tăng 2.400 cơ sở lưu trú được cơ quan chức năng thống kê. Trong số đó, hạng 5 sao có 145 cơ sở lưu trú với 47.111 buồng phòng và hạng 4 sao có 267 cơ sở lưu trú với 35.467 buồng phòng.

Ngoài ra, lực lượng nhân sự trong ngành du lịch nói chung và ngành lưu trú nói riêng vẫn còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì thế, cơ hội việc làm trong ngành này là rất cao.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã phần nào hiểu được ngành quản trị khách sạn là gì cũng như thấy được tiềm năng phát triển của ngành này trong tương lai để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.